x

Đăng nhập

Comming soon...

Blog Phim

Hàn

3 chi tiết khiến Squid Game khác với Battle Royale và The Hunger Games

SEIZEDIX 19:00 - 10/10/2021

Khi mình nhắc đến thể loại kinh dị sinh tồn, khán giả sẽ nghĩ đến ngay một số tựa phim nổi tiếng như Battle Royale - bộ phim từng mang tính biểu tượng của Nhật Bản những năm 2000, hay The Hunger Games - một series cực hot trên toàn cầu. Gần đây, Netflix mới tung ra bộ phim Squid Game cũng với mô típ này và hiện đang gây bão trên tòan thế giới. Vậy liệu bộ phim này có điểm gì khác so với những bộ phim cùng thể loại khác? Hãy cùng mình khám phá nhé!

>>> Xem thêm: Kang Sae Byeok và 3 nhân vật vốn dĩ không có trong Squid Game

Trong Squid Game, sẽ có 456 người, tất cả họ đều đang ở tình cảnh khó khăn mắc nợ đầy mình, tham gia vào một trò chơi sinh tử, gồm nhiều trò chơi nhỏ khác nhau. Người cuối cùng chiến thắng và cũng là người cuối cùng sống sót sau trò chơi sẽ dành được phần thưởng khổng lồ ₩ 45,6 tỷ KRW (khoảng 38,3 triệu USD). 

Dĩ nhiên, mình thấy rất nhiều người đã so sánh Squid Game với Battle Royale bởi cả hai bộ phim đều dựa trên cùng mô típ và cũng có rất nhiều người “bay màu” sau từng trò chơi. Trong Battle Royale, bối cảnh là một lớp học trung học và toàn bộ học sinh bị bắt cóc và buộc phải thi thố cho đến khi một người còn lại. Tương tự như vậy, The Hunger Games cũng là một cuộc chiến giữa những thanh niên đến từ khu vực khác nhau. Nhưng chính tác giả Cho Seung Yeon đã lên tiếng chứng minh rằng bộ phim này vẫn có những điểm khác biệt so với hai phiên bản kia.

Cốt lõi của bộ phim

Đầu tiên, ở Squid Game, mình thấy thay vì buộc phải loại bỏ nhau, người chơi sẽ tham gia các trò chơi mà được lấy cảm hứng từ các trò chơi thơ ấu ở Hàn Quốc và tất nhiên, họ sẽ bị lọai nếu không hoàn thành. Quay lại về Battle Royale The Hunger Games, cốt lõi bộ phim chính là ép người tham gia phải ra tay với đối phương, đó là cách duy nhất họ có thể tồn tại và giành chiến thắng.

Mặc dù có một trò chơi nhỏ trong Squid Game, người chơi cần chia đội và loại trừ những người khác hay có một số cảnh người chơi tự âm mưu và loại bỏ lẫn nhau để tăng tỷ lệ chiến thắng của riêng họ, nhưng tất cả đều là những màn không chính thức và những yếu tố này chỉ góp phần làm bộ phim thêm kịch tính và đảm bảo đúng sự logic thực tế. Thế nên mình đánh giá Squid Game vẫn nhân đạo hơn hai phim sinh tồn kia, miễn bạn đủ năng lực chơi game thì sẽ vượt qua thôi.

Bối cảnh bộ phim

Thay vì ở Battle Royale hay Hunger Games, sự việc sẽ diễn ra ở những nơi khá “hoang dã”: ở  Battle Royale, mọi người bị bỏ lại trên hòn đảo và họ xử lý trong rừng; còn trong Hunger Games, họ cũng thi đấu trong một khu rừng bỏ hoang, nhưng Squid Game dù cũng là một hòn đảo nhưng nó hoàn toàn được kiểm soát và nhân tạo.

Người chơi sẽ không được phép rời khỏi tòa nhà nơi diễn ra trò chơi và mỗi trò chơi đều được tổ chức trong một không gian nhân tạo khác nhau. Điều này khiến cho Squid Game trông giống một phim trường của chương trình thực tế và cũng vô cùng văn minh, chứng minh ý nghĩa của bộ phim này hoàn toàn khác với hai bộ phim trên.

Quy tắc trò chơi

Khác với hai bộ phim còn lại, Squid Game cho phép người tham gia dừng trò chơi nếu đa số các thí sinh đồng ý, nhưng người chơi của hai bộ phim kia không thể chọn không tham gia trò chơi dù có thế nào đi chăng nữa.

Tuy nhiên, 187 trong số 201 người tham gia đã quay trở lại ngay cả khi đã được phép rời đi. Lý do đằng sau chính là những câu chuyện cá nhân của họ, họ không thể quay trở về và tiếp tục sống nếu không có khoản tiền thưởng kia. Chính lí do này cũng khiến cho Squid Game có phần thực tế hơn so với hai bộ phim còn lại. Ít nhất mình thấy rằng, tự nguyện thi đấu vì một số tiền thưởng khổng lồ thì nếu có thua cuộc vẫn hơn là bị bắt ép phải tham gia trò chơi sinh tồn.

>>> Xem thêm: 7 phim sinh tồn hấp dẫn: Squid Game chưa phải là tác phẩm hay nhất đâu

Tóm lại, mình thấy Squid Game dường như giống như một bức chân dung của xã hội thu nhỏ lại với rất nhiều quy tắt và luật lệ khác nhau, khiến cho con người ta có thể phải “bay màu”. Và có thể bộ phim có cùng thể loại với Battle Royale hay The Hunger Games, nhưng mình tin rằng thông điệp thực tế mà bộ phim truyền tải người xem thực sự khác so với hai bộ phim còn lại. 

* Bài viết của Seizedix gửi về DienAnh.Net

Mạng xã hội DienAnh.net có đầy đủ thông tin về Squid Game và những bộ phim Netflix, các bạn xem thêm tại đây nghen, muốn tìm hiểu phim gì, diễn viên nào đều có hết trong này.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Thanh Sơn đã có tình mới sau Khả Ngân, cực "ngọt" trong phim mới

Nối tiếp thành công của những "phim giờ vàng", VTV lại tiếp tục cho ra mắt một tác phẩm mới mang tên Mình Yêu Nhau Bình Yên Thôi từ nhà sản xuất SK Pictures.

Sinh Vật Gyeongseong: Park Seo Joon không cứu được nội dung nhạt nhòa

Mùa 1 của Sinh Vật Gyeongseong có diễn biến, nội dung vô cùng rời rạc. Có lẽ điểm gây ấn tượng duy nhất là visual "10 điểm" của những diễn viên trong phim.

Hãy nói lời yêu: Thước phim chữa lành của mỹ nam Jung Woo Sung

Nhân vật của Jung Woo Sung tìm cách vượt qua những trở ngại do khiếm thính để kết nối với mọi người trong bộ phim Hãy nói lời yêu (Tell Me You Love Me).

Welcome to Samdalri: Ji Chang Wook chữa lành khán giả

Welcome to Samdalri (Chào Mừng Đến Samdalri) mang đến tiếng cười và sự chữa lành cho người xem. Ji Chang Wook, người đóng vai Cho Yong Pil thu hút mọi chú ý.

Hôn nhân hợp đồng: Bộ phim xuyên không lãng mạn của Lee Se Young

Lee Se Young và Bae In Hyuk đem đến câu chuyện ngọt ngào và không kém ly kỳ ngay từ 2 tập đầu của Hôn nhân hợp đồng (The Story Of Park's Marriage Contract).

Tập cuối Thạch Sanh Lý Thanh: Ai là gà, ai là kẻ lùa gà?

Tập cuối của bộ phim chiếu mạng Thạch Sanh Lý Thanh khiến người xem thỏa mãn với kết thúc xứng đáng dành cho tất cả nhân vật.