Việc một bộ phim có lỗi hay có sạn cũng là điều hết sức bình thường, chỉ là vì bộ phim đó quá kém may mắn nên mới bị các thánh soi phát hiện ra lỗi mà thôi.


Vết thương của Captain America tự động lành lặn, và bộ suit của anh cũng tự động sửa chữa chỉ sau 2 cảnh phim.


Phần viền màu đen xung quanh đôi mắt của Batman bỗng nhiên biến mất chỉ sau vài tích tắc.


Cặp dây treo quần của Jack thoắt ẩn thoắt hiện vô cùng vi diệu.


Tay của Indiana liên tục đút vào túi rồi thả ra ngoài suốt mấy lần chuyển cảnh liền.


Bàn tay của The Joker cũng liên tục đổi tư thế qua nhiều cảnh quay khác nhau.


Ở cảnh trước, ống trợ thở còn chạy ngang qua mắt của Bella, thì ở cảnh sau, nó đã tuột xuống má.


Đang từ một quả táo màu xanh, bỗng nhiên nó biến thành quả táo màu đỏ không rõ nguyên do.


Anh chàng này hẳn là có khả năng mọc tóc thần tốc, vì chỉ trong tích tắc, mái tóc của anh đã mọc ra thật dài.


Sau khi chuyển cảnh, chiếc tạp dề của nàng Belle cũng không cánh mà bay.


Mới cảnh trước, Julia Roberts còn đang ăn một chiếc bánh sừng bò, thì sang cảnh sau, nó đã hóa thành bánh pancake.


Vết sẹo của Frodo nhảy từ má bên này sang má bên kia một cách rất bí ẩn.


Các cửa sổ và cửa kính sau lưng Mary Jane bỗng nhiên tự lành lặn lại sau trận đánh đấm tơi bời của Người Nhện.


Đây là một bộ phim có bối cảnh là thời La Mã cổ đại, thế nhưng cỗ xe ngựa trong phim lại để lộ ra một chiếc bình ga sau khi nó lật nhào.


Mới cảnh trước, chiếc đùi của con dê còn rớt trên nóc xe, thì sang cảnh sau, nó đã biến mất không một vết tích.


Rõ ràng Rey chỉ bằng cánh tay phải, nhưng khi chuyển cảnh thì đó lại là tay trái.


Có thể thấy hình xăm của Jacob Black thay đổi vị trí trên cánh tay, cảnh phim sau nó nằm thấp hơn so với cảnh phim trước.


Một nhân viên trong đoàn làm phim với trang phục hiện đại vô tình xuất hiện trong một cảnh quay mà không ai hay biết.


Cuốn theo chiều gió là một bộ phim kể về cuộc nội chiến Mỹ những năm 1960, lúc người ta còn dùng đèn dầu để thắp sáng trong nhà, thế nhưng cây “đèn dầu” trong phim lại để lộ ra một sợi dây điện.


Chỉ vài giây trước, anh ấy còn mặc một chiếc áo dài tay thì vài giây sau, nó đã biến thành áo ba lỗ.


Nốt ruồi của Rose lúc thì nằm ở môi bên trái, khi thì nhảy sang môi bên phải. Có phải đó là lý do khiến Jack chết mê chết mệt nàng không?


Em bé trong American Sniper không phải là diễn viên người thật mà chỉ là một con búp bê, và diễn viên Bradley Cooper phải dùng ngón tay cái của mình ngoe nguẩy để tạo cảm giác như em bé đang động đậy.


Trong một cảnh của North by Northwest, trong khi súng chưa kịp nổ thì cậu bé ngồi đằng xa đã giơ tay lên bịt lấy tai rồi.


Một lỗi nhỏ trong khâu dàn dựng kỹ xảo cho Frozen đã khiến cho đuôi tóc của Elsa đi xuyên qua vai cô.


Trong Star Wars IV - A New Hope, một người lính Stormtrooper vô tình đập đầu vào phía trên của cánh cửa, khán giả xem phim thậm chí còn nghe thấy một tiếng bốp rất to.


Có thể thấy một phần cây cột bê tông trong The Matrix đã bị phá hủy sẵn từ trước khi nó bị đấm vào.


Một lỗi khác khá khôi hài trong The Matrix, có thể thấy rất rõ ống kính máy quay được phủ một chiếc áo da phản chiếu lên nắm đấm cửa trong cảnh quay cận cảnh này.


Trong Dallas Buyers Club, bộ phim lấy bối cảnh năm 1985, nhân vật của Matthew McConaughey ngồi đằng trước một tấm poster in hình chiếc Lamborghini Aventador. Thế nhưng chiếc xe này mãi đến năm 2011 mới được sản xuất.


Cảnh Peter Quill làm rớt quả cầu trong Guardians of the Galaxy thật ra không hề có trong kịch bản mà diễn viên Chris Pratt làm rớt nó thật, nhưng vì nó quá dễ thương nên được đưa lên phim luôn.


Đây là một hạt sạn đã làm trò cười trên Internet suốt mấy năm qua. Trong một cảnh của Troy, một chiếc máy bay vô tình xuất hiện trên đầu Brad Pitt. Thế nhưng chiếc máy bay này chỉ là sản phẩm của Photoshop, không phải là sự thật.
Tóm lại, những bộ phim nói trên đều là những phim rất nổi tiếng, nên việc chúng nhận được nhiều sự chú ý và bị soi ra sạn thì cũng là điều hết sức bình thường.
(Ảnh: Movie Mistakes)