Vốn là một nơi có nền công nghiệp phim ảnh phát triển, Hàn Quốc mỗi năm lại xuất xưởng rất nhiều tác phẩm được đầu tư chỉn chu về nội dung, chất lượng.
Dù chủ đề, cách triển khai rất đa dạng thế nhưng có nhiều tình tiết vẫn luôn xuất hiện trong các bộ phim này. “Hội chứng nam phụ” hay chứng kiến nhân vật mình thích bị “cho ra chuồng gà” là những điều mà không một mọt phim Hàn nào muốn thấy.


Hội chứng nam phụ
Hội chứng nam phụ là điều hầu như luôn xuất hiện trong những bộ phim tình cảm Hàn Quốc. Thông thường trong các phim, nhân vật nam phụ sẽ được xây dựng hình ảnh là một người điển trai, hoàn hảo, đúng chuẩn “con nhà người ta” và đặc biệt là dành tình cảm, âm thầm bên nữ chính. Ai cũng tưởng đây là nam chính, cho đến khi biên kịch “lật kèo”, cho nhân vật này trở thành nam phụ, cay đắng nhìn người mình yêu sánh vai cùng người khác. “Mặt cún” Kim Jung Hwan (Ryu Jun Yeol đóng) trong Reply 1988 hay Han Ji Pyeong (Kim Seon Ho) trong Start-Up là hai trong số rất nhiều nam phụ đáng thương nhất.




>> Xem thêm: Khó có năm nào phim Hàn lại nhiều nam phụ "đỉnh" thế: Kim Seon Ho "chốt sổ" hoàn hảo
Nhân vật tưởng ghê gớm thế nào ai ngờ lại vô dụng quá đỗi
Bên cạnh chính diện thì vai phản diện cũng là phần không thể thiếu ở nhiều phim. Thành công của tác phẩm cũng phụ thuộc không nhỏ ở dạng nhân vật này vì rõ ràng vai phản diện nào cũng khiến người xem phải ức chế, sợ hãi hay tức điên. Thế nhưng, lại có những phim xây dựng dạng vai này rất nửa vời, khán giả xem lại không biết nên ghét hay thương nhiều hơn. Như nhân vật tiểu tam Da Kyung (Han So Hee) trong Thế Giới Hôn Nhân. Ở phần đầu phim, cô khiến người xem ghét cay ghét đắng vì độ vênh váo, thách đố cả chính thê để “cướp chồng”. Thế nhưng càng về sau, nhân vật này lại ngày càng trở nên yếu đuối đến mức người xem phải thương hại.


Da Kyung của Thế Giới Hôn Nhân, ban đầu thì trơ trẽn, đáng ghét nhưng về sau lại càng thảm hại. (Ảnh: jTBC)
>> Đừng bỏ lỡ: Top 10 phim Hàn có rating cao nhất đài cap 7 năm qua: "Thế giới hôn nhân" không có đối thủ
Biết nguy hiểm nhưng cứ đâm đầu vào chỗ chết
Trong các bộ phim Hàn, dường như các nhân vật đều không có khả năng tự cứu mình khi lâm vào tình huống nguy hiểm. Nhất là trong những cảnh đi, chạy trên đường, trong khi một chiếc xe đang lao nhanh tới về phía mình, thay vì chạy thật nhanh để bảo toàn tính mạng thì họ lại đứng trừng trừng mắt nhìn rồi… toang luôn.


Các nhân vật trong phim thường hay đứng trừng trừng mắt nhìn xe tiến tới. (Ảnh: Pinterest)
Người tốt thì bị cho “bay màu”
Những nhân vật hiền lành, tốt bụng ra đi một cách thê lương dường như là điều yêu thích với các biên kịch phim Hàn. Đây có thể là vai phụ hay rất phụ trên phim nhưng lại ghi điểm rất nhiều vì sự tốt bụng hay vô hại, mang đến cho người xem những giây phút thoải mái khi thưởng thức phim.
Thế nhưng, trái với sự tươi sáng mà nhân vật này mang lại trong xuyên suốt phim, biên kịch lại cho họ ra đi trong tức tưởi. Đây là điều luôn xảy ra trong giai đoạn phim được đẩy sang giai đoạn cao trào, kịch tính. Thế nhưng, người xem lại không thể chấp nhận được điều này.




>> Có thể bạn quan tâm: 10 phim Hàn được xem online nhiều nhất nửa đầu 2020: "Hạ cánh nơi anh" bại trước "Thế giới hôn nhân"
Phim hay nhưng kết lại cực gây ức chế
Nhiều bộ phim vốn được nhận xét là rất hay, tình tiết trong phim đều lôi cuốn, khiến người xem khó mà dứt ra. Thế nhưng, càng về cuối phim lại càng đuối sức, thậm chí biên kịch còn như bị “hối deadline” và cho một cái kết vô lý khó chấp nhận hoặc đẩy nhân vật vào cảnh bi thương. Gia Đình là Số 1 phần 2 là ví dụ. Vốn là một bộ phim hài tươi sáng, nhưng phim lại trở nên u tối, thê lương khi để Ji Hoon (Choi Daniel) và cô giúp việc Se Kyung (Shin Se Kyung) ra đi trong một cuộc tai nạn thảm khốc.




Phim hay nhưng cái kết lại vô cùng "dở hơi". (Ảnh: KBS)
Trên đây chính là những tình tiết mà các mọt phim ghét nhất trong các phim Hàn. Dẫu “ghét cay ghét đắng” là thấy nhưng người xem vẫn luôn bắt gặp những điều này trong các tác phẩm truyền hình xứ sở kim chi.