Trong các bộ phim cổ trang Hoa ngữ, các cảnh bị thương vì đao kiếm là việc khá thường thấy. Dĩ nhiên, đoàn phim sẽ dùng các kỹ xảo nhỏ để vừa tạo hiệu ứng màn ảnh lại vừa an toàn. Thế nhưng, đôi khi, khán giả vẫn phải hết hồn với những “hạt sạn” to đùng trong phân cảnh này.
Trong bộ phim Phong Vân, chàng Bộ Kinh Vân do nam diễn viên Hà Nhuận Đông thể hiện đã cho chúng ta thấy câu nói “đao kiếm không có mắt” theo đúng nghĩa đen. Rõ ràng đâm lệch hẳn sang một bên, không hề trúng người nhưng các diễn viên lại “diễn sâu” hết mức, người thì che bụng, người thì hốt hoảng ra mặt.


>> Xem thêm: Cảnh bắt cóc "giả trân" của Cbiz: Cúc Tịnh Y ăn bánh quy, Dương Mịch đeo khẩu trang
Khung cảnh vừa đẹp, lại vừa đau thương khiến netizen xuýt xoa không thôi khi “mỹ nữ 4000 năm” Cúc Tịnh Y bị thương ở cổ. Thế nhưng nếu tinh ý, khán giả sẽ phát hiện ra trên thanh kiếm kia chẳng hề có chút máu nào hết.


Trong bộ phim Tân Hoàn Châu Cách Cách, netizen không nhịn nổi cười khi phát hiện ban đầu lưỡi dao chỉ cắm hờ vào người nàng Tử Vy (Hải Lục) thì không lâu sau đó, con dao lại cắm vào sâu hơn. Chẳng lẽ Càn Long muốn “lấy oán trả ơn”, lén hại ân nhân cứu mạng của mình?


Rõ ràng bị trúng tên nhưng Dương Mịch lại chẳng hề chảy máu trong phân cảnh này. Chưa kể, mũi tên đâm vào vai mỹ nhân Tam Sinh Tam Thế còn bị phát hiện rơi mất lông vũ lúc nào không hay. Thế mới biết chất lượng mũi tên thời cổ chẳng hề tốt chút nào.




Cảnh trúng tên của Phạm Băng Băng trong phim Võ Mỵ Nương Truyền Kỳ cũng mắc phải “sạn” tương tự khi miệng vết thương chẳng hề chảy chút máu nào. Không biết là do ekip đoàn phim tiếc một chút "siro" hay Phạm Băng Băng sợ dơ cái áo đẹp nên nhất quyết "nhắm mắt cho qua" như thế này.


Thêm một cảnh trúng tên “ảo tung chảo” trên màn ảnh Hoa ngữ, đó là nhân vật Quách Khiếu Thiên – cha của Quách Tĩnh trong phim Anh Hùng Xạ Điêu. Rõ ràng đã bắn xuyên qua người nhưng mũi tên vẫn còn bốc cháy thì thực sự có gì đó “sai sai” rồi.


Thanh kiếm bằng nhựa giả trân và màn “tay không bắt kiếm” nhưng chẳng hề đổ giọt máu nào của “nữ hoàng rating” Triệu Lệ Dĩnh trên màn ảnh nhỏ.


Những màn bắt kiếm bằng tay khá thường gặp trong phim ảnh Hoa ngữ. Đồng thời, đây cũng là phân cảnh dễ dính “sạn” nhất. Có người thì lộ rõ thanh kiếm bằng nhựa khi quay cận cảnh...


Có người thì không chảy máu lúc bắt kiếm mà tới khi buông tay ra mới để lại những dấu sơn rõ ràng khiến khán giả cười không khép được miệng.


Trong bộ phim Ngũ Thử Náo Đông Kinh, netizen lại được phen cười té ghế với cảnh quay diễn sâu hết mức của diễn viên. Biểu cảm căm hờn cùng những hạt cẩu kỷ bắn tứ tung thay máu khiến khán giả nhầm tưởng mình đang xem phim hài. Và “nạn nhân” thì dính đầy phẩm màu đỏ nhưng lại chẳng có chút vết thương nào. Có vẻ như nhân viên đạo cụ và hóa trang của đoàn làm phim đã đình công mất rồi.


Cảnh làm bị thương cổ bằng sống đao gây hoang mang nhất trên màn ảnh Hoa ngữ. Dù đạo cụ “sai sai” nhưng biểu cảm đau đớn của nam diễn viên này quả thực xứng đáng được khen ngợi.


Phân cảnh Ninh Khuyết (Trần Phi Vũ) đánh lại kẻ xấu để bảo vệ lương thảo trong phim Tương Dạ sẽ hoàn hảo hơn nếu vũ khí của kẻ địch không “rõ rành rành” là món đồ chơi làm bằng nhựa thế kia.


Với việc sử dụng kỹ xảo quá nhiều, khán giả phải “xốn mắt” với những cảnh đâm mà không có giọt máu nào dính trên vũ khí thế này.


Trong một diễn biến khác, ngoài việc mắc lỗi vết thương không chảy máu, netizen còn phát hiện sự “ảo diệu” hơn khi thanh kiếm tự dịch chuyển từ bụng lên ngực chỉ trong nháy mắt.


Không biết Huỳnh Hiểu Minh nghĩ thế nào khi đóng vai nạn nhân trong một cảnh đâm “không thể nào giả hơn” thế này.


>> Xem thêm: Tình tiết vô lý trong phim Hoa Ngữ: Cúc Tịnh Y giả trai lộ liễu không bị phát hiện
Không thể phủ nhận rằng, những phân cảnh “lỗi” nói trên khiến khán giả cười té ghế mỗi khi soi lại. Tuy nhiên, điều này cũng chứng tỏ đoàn phim đã quá chủ quan và bất cẩn với những cảnh quay đầy “sạn” như vậy. Netizen hy vọng nhà sản xuất sẽ chú ý hơn và cho ra mắt những tác phẩm chất lượng trên màn ảnh Hoa ngữ.