x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Hàn

Con Lắc Tà Thuật: Nửa đầu lê thê, dài dòng nhưng ngôn ngữ điện ảnh tốt

Hoa Le 12:15 - 26/04/2021

Thôi miên vốn là yếu tố hay nhưng không mới mẻ với dòng phim kinh dị, bởi lẽ nó đã được nhiều tác phẩm nổi tiếng khai thác như Stir of Echoes (1999), Trance (2013) hay Get Out (2017). Và mới đây, điện ảnh Hàn Quốc cũng sử dụng yếu tố này với The Hypnosis (Tựa Việt: Con Lắc Tà Thuật), đem đến một tác phẩm rùng rợn, bí ẩn và hấp dẫn. 

Phim Con Lắc Tà Thuật xoay quanh chuyện của chàng sinh viên khoa tiếng Anh - Do Hyun (David Lee) khi anh gặp giáo sư Yeo (Seo Yi Sook) và trải qua buổi thôi miên với ông, nhờ quen biết với Jin Ho (Kim Nam Woo) - sinh viên mới chuyển đến và đang phải điều trị tâm lý. Nhưng chàng trai không ngờ sau đó bản thân liên tục gặp ảo ảnh kinh hoàng. Ký ức từ quá khứ của Do Hyun dần trở lại. Không chỉ anh mà cả hội bạn của anh cũng gặp những sự kiện kỳ lạ, bí ẩn và bị thế lực đen tối tấn công, khiến từng người một mất mạng. 

Trong điều trị tâm lý, thôi miên là một trong những biện pháp vô cùng hiệu quả và được sử dụng phổ biến. Còn với phim kinh dị, đây lại là yếu tố giam cầm, thao túng tiềm thức của nạn nhân, khơi dậy ký ức đã ngủ quên và tạo ảo giác. Đây là một điểm khiến mình vô cùng thích thú ở những dòng phim kinh dị khai thác ý tưởng thôi miên. 

Mặc dù nội dung phim ổn nhưng mình lại thấy một sự thất bại trong việc khơi gợi cảm xúc của khán giả. Diễn viên dù diễn tròn vai nhưng chính điều này khiến họ chọn lối diễn an toàn, xa cách khiến sợi dây gắn kết của nhân vật với người xem bị mờ nhạt dần. Nửa đầu phim tình tiết khá lộn xộn, phần lớn thời lượng dành để giới thiệu hội bạn thân của Do Hyun mà không có hướng đi rõ ràng. Điều này khiến đoạn đầu phim trở nên nhàm chán và buồn ngủ vô cùng. Ấy vậy mà thực tế thì các nhân vật vẫn chỉ mờ nhạt, chưa có ấn tượng gì đã hết vai. Nhân vật giáo sư Choi tưởng sẽ quan trọng và nổi bật nhất hóa ra cũng chìm vào quên lãng, không có sự bứt phá nào. 

 >>> Xem thêm: Nhân Đôi Tình Yêu: Câu chuyện thanh xuân và khủng hoảng tuổi đôi mươi

Sự lan man, dài dòng này khiến nội dung quan trọng và gay cấn dồn hết vào nửa cuối phim, khiến cao trào quá ngắn, chưa kịp đọng lại dư âm thì đã hạ màn. Số phận của một số nhân vật bị bỏ ngỏ. Với mình đó không phải kết mở mà là sự hụt hẫng, chưa xây dựng được tròn vai cho nhân vật. Chưa kể cách giải quyết khá vội vàng, nhân vật phản diện tự tiết lộ âm mưu và kế hoạch, thế thì còn gì là hấp dẫn, thú vị nữa. 

>>> Xem thêm: Minari - phim điện ảnh về gia đình đáng xem nhất năm 2021

Nội dung phim đề cập đề yếu tố bắt nạt học đường - một vấn nạn nhức nhối từ xưa đến nay của Hàn Quốc. Mình đã rất kỳ vọng yếu tố này sẽ được khai thác sâu nhưng thực tế nó lại được khai thác chưa tới. Ký ức của nạn nhân và thủ phạm lần lượt được vạch ra cho thấy sự khác biệt. Trong khi nạn nhân mang theo ám ảnh suốt đời thì thủ phạm dễ dàng được tha thứ với lý do là trẻ con. Điều này khiến những đứa trẻ lớn lên mà quên đi tội ác mà mình gây ra và chỉ nhớ lại khi bị thôi miên.

Mặc dù nội dung chưa tới, nhưng mình vẫn phải công nhận rằng đạo diễn Choi Jae Hoon rất biết gợi cảm giác ghê rợn, kinh dị mà không lạm dụng yếu tố jumpscare. Lúc xem phim, mình sẽ không bị giật mình thon thót mà ngược lại sự hù dọa trong phim rất chất lượng. Tác giả chiêu đãi người xem bằng cảnh rùng rợn từ những hành động đánh trực tiếp vào thị giác. Bên cạnh đó, ngôn ngữ điện ảnh tốt là thứ cứu nguy cho nội dung phim. Những hình ảnh liên quan đến quá khứ nhân vật như bầu giun, keo dán, vải bao bố,... được xuất hiện xuyên suốt bộ phim một cách chớp nhoáng như báo hiệu một điều gì đó sắp xảy ra trong tương lai - sự trở về của ký ức ngủ quên. 

Cùng với đó, điểm nhấn thú vị là những trường đoạn nhân vật chìm vào vô thức, đi qua những hành lang tối tăm, bí ẩn. Góc quay từ ngôi thứ nhất khiến khán giả như được hòa vào làm một với nhân vật để cùng sợ hãi với họ. 

Nói tóm lại, Con Lắc Tà Thuật là một bộ phim mà mình đánh giá là ổn khi sử dụng tốt ngôn ngữ điện ảnh, không lạm dụng jumpscare để hù dọa khán giả mà khơi gợi sự sợ hãi thông qua những hình ảnh đánh trực diện vào thị giác. Song phim vẫn chưa thực sự xuất sắc vì lãng phí nhiều ý tưởng hay, thời lượng phim chưa cân xứng khiến đoạn kết bị xử lý vội vã, gây cảm giác hụt hẫng. 

*Bài viết do người dùng gửi về DienAnh.Net.

Đừng quên cập nhật những thông tin mới nhất về phim ảnh tại DienAnh.Net nhé!

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.