Có một sự thật ít người để tâm: trẻ em xem gì sẽ dần hình thành nên cách chúng cảm nhận thế giới. Những câu chuyện tuổi thơ, những nhân vật hằng ngày gắn bó qua màn hình – đôi khi ảnh hưởng đến trẻ còn nhiều hơn một tiết đạo đức trong lớp học. 

Và chính vì thế, Wolfoo và Cuộc Đua Tam Giới ra đời không chỉ để "thỏa mãn" thị hiếu giải trí của trẻ em, mà còn để đặt một viên gạch quan trọng cho nền tảng nhân cách, cảm xúc và trí tưởng tượng của các thế hệ nhí Việt Nam.

Trong những năm gần đây, hoạt hình thế giới chứng kiến làn sóng "trưởng thành hóa" nội dung – nơi các bộ phim tưởng như dành cho trẻ em lại trở thành bản đồng ca cảm xúc dành cho cả gia đình. Từ Turning Red (Pixar, Mỹ), Encanto (Disney), đến Deep Sea (Trung Quốc), người xem dần yêu cầu nhiều hơn: không chỉ là giải trí đơn thuần, mà là sự thấu cảm, chiêm nghiệm và đồng hành tinh thần.

 Trong bối cảnh đó, Wolfoo và Cuộc Đua Tam Giới xuất hiện như một dấu ấn đáng nhớ của hoạt hình Việt Nam – không quá hào nhoáng, không tham vọng kỹ xảo cạnh tranh toàn cầu, nhưng lại đánh trúng vào điều quan trọng nhất mà một bộ phim nên làm: chạm vào trái tim.

Có những bộ phim hoạt hình chỉ để giải trí, để trẻ con cười vui trong phút chốc. Nhưng cũng có những bộ phim, dù hình hài là hoạt hình, vẫn đủ sức lay động trái tim – không chỉ của con trẻ mà cả người lớn. Wolfoo và Cuộc Đua Tam Giới là một bộ phim như vậy. Một tác phẩm thuần Việt, nhưng đầy chất quốc tế; dễ thương, dí dỏm nhưng cũng vô cùng sâu sắc và nhân văn.

 Ở bề mặt, đây là một cuộc phiêu lưu hào hứng, nơi cậu bé sói Wolfoo cùng cha mình – ông Wulfen – tham gia vào “cuộc đua Tam Giới” do chúa tể cáo Idra tổ chức. Những màn đua xe xuyên vũ trụ, băng qua những vùng đất kỳ ảo như thung lũng chocolate, bờ biển kẹo cứng, ốc đảo hạnh phúc, thực sự mang đến cảm giác mãn nhãn như một game hành động.

Wolfoo và cuộc đua Tam Giới là phần phim chiếu rạp mới nhất của thương hiệu Wolfoo - loạt phim hoạt hình nổi tiếng với trẻ em không chỉ ở Việt Nam mà còn tại tại toàn bộ 27 quốc gia thuộc Liên minh châu Âu như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp… kể từ Wolfoo và hòn đảo kì bí ra mắt từ 2023.

Cần phải nói là loạt hoạt hình Wolfoo gồm khoảng 2.700 tập phát sóng trên nền tảng Youtube, thuộc hệ sinh thái sáng tạo WOA của Công ty Sconnect Việt Nam. Ra mắt từ năm 2018, câu chuyện về chú sói nhỏ Wolfoo gặt hái được nhiều thành tích khủng với nút kim cương, cùng hơn 2 tỷ lượt xem hằng tháng. Đội ngũ sáng tạo xây dựng hình tượng Wolfoo từ hình ảnh và đặc tính của loài sói.

Remake luôn là một con dao hai lưỡi – đặc biệt khi nguyên tác đã quá nổi tiếng và chạm cảm xúc. The Last Wish (2019) – bản Trung Quốc – và The Last Ride Hàn Quốc (2016) đều từng khiến khán giả rơi nước mắt bởi câu chuyện “sống lần cuối” của một cậu trai trẻ mắc bệnh nan y. Bản Việt – Điều Ước Cuối Cùng – bước vào cuộc chơi đầy mạo hiểm ấy, mang theo không ít hoài nghi. Nhưng điều bất ngờ là: phim không cố gắng chạy theo bản gốc, mà chọn một lối đi riêng. Rất Việt. Rất dịu dàng. Rất cảm.

 Trên khung sườn kịch bản, Điều Ước Cuối Cùng giữ nguyên “xương sống” quen thuộc: nhân vật chính mắc bệnh nan y, có một điều ước rất “nhạy cảm” – muốn được làm đàn ông trước khi không còn cơ hội – và hai người bạn thân đồng hành giúp cậu thực hiện mong muốn cuối đời. Từ đó là một hành trình vừa hài hước vừa cảm động, dẫn khán giả đến nhiều cung bậc. Tuy nhiên, chính cách Việt hóa và chọn cách kể đã tạo nên sắc thái riêng biệt cho Điều Ước Cuối Cùng.

Điều ước cuối cùng xoay quanh câu chuyện về Hoàng (Avin Lu), cậu học sinh 18 tuổi mắc chứng ALS (hay còn gọi là bệnh xơ cứng teo cơ một bên, là một bệnh thoái hóa thần kinh ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh vận động trong não và tủy sống). Hoàng chỉ còn sống được thời gian ngắn. Cậu ước mình mất “zin” trước khi sang thế giới bên kia. Vì thương bạn nên Long (Lý Hạo Mạnh Quỳnh) và Thy (Hoàng Hà) lập kế hoạch tìm người yêu cho Hoàng, dẫn đến hàng loạt những chuyện dở khóc, dở cười.

 Điều đầu tiên, tôi có lời khen ngợi bộ phim đề cập đến những vấn đề nhạy cảm về giới tính theo cách khá dễ thương và không gợi cảm giác thô tục, có màu sắc tương tự các phim thuộc thể loại tuổi mới lớn (coming of age) của phương Tây như Submarine (2010), Stand By Me (1986). Những câu thoại hay tình tiết “người nhớn” được đặc tả tiết chế, giàu ẩn dụ, phù hợp với đối tượng khán giả thuộc thế hệ gen Z.

Có một cảm giác thật đặc biệt khi bạn bước ra khỏi rạp chiếu sau một bộ phim Việt - không phải vì nó hoành tráng hay quá bi lụy, mà vì nó khơi lên trong bạn một câu hỏi rất người: “Nếu chỉ còn một ngày để sống, tôi sẽ ước điều gì?” Điều Ước Cuối Cùng làm được điều đó. Và với tôi, đây là một bộ phim không cần lên gân, không cần hô hào lớn tiếng, nhưng vẫn đủ sức lay động người xem bằng sự chân thành.

 Câu chuyện bắt đầu như một thanh âm nhẹ, thậm chí có phần hài hước. Hoàng - một cậu trai 18 tuổi mắc hội chứng xơ cứng teo cơ (ALS) - chỉ còn một tháng để sống. Giữa lằn ranh sống – chết tưởng chừng nghiệt ngã ấy, cậu không ước được khỏe lại, cũng không ước một phép màu. Điều cậu ước là… được “mất zin để trở thành đàn ông” theo đúng nghĩa đen. Một điều ước ngây ngô, nhạy cảm, và rất 18.

Điều Ước Cuối Cùng là bộ phim Việt hiếm hoi gần đây khiến tôi phải ngồi lặng đi khi dòng chữ “The End” hiện lên màn ảnh. Không chỉ bởi câu chuyện xúc động hay phần hình ảnh chỉn chu, mà bởi chính diễn xuất – từ những khoảnh khắc nhỏ nhất – đã khiến tôi tin vào từng cảm xúc, từng con người trong thế giới ấy. Dàn diễn viên trẻ trung nhưng không non nớt, giàu tiềm năng nhưng không khoe mẽ, tạo nên một bộ ba hoàn hảo: Avin Lu, Hoàng Hà và Quỳnh Lý. Và trên nền diễn xuất ấy, cảm xúc của người xem như tôi được dẫn dắt một cách đầy tự nhiên, không gượng ép.

 Tôi đã từng lo ngại khi biết vai chính Hoàng – một cậu thanh niên mắc hội chứng ALS (xơ cứng teo cơ), chỉ còn một tháng để sống – được giao cho Avin Lu. Anh từng gây tiếng vang trong Em và Trịnh, nhưng vai trò lúc ấy là một Trịnh Công Sơn lãng đãng, mơ màng. Còn Hoàng – dù vẫn mang vẻ mơ mộng – lại là một vai diễn cực kỳ thách thức. Không còn đôi mắt điềm tĩnh hay ánh nhìn xa xăm, nhân vật này đòi hỏi những chuyển biến tâm lý dữ dội, nội tâm phong phú, và một sức biểu đạt mạnh mẽ – nhưng trong khuôn khổ một cơ thể đang dần bất động.

Khi bước vào rạp xem Điều Ước Cuối Cùng, tôi không mang theo kỳ vọng quá lớn. Một phần vì dàn cast còn khá trẻ, phần khác vì poster phim khiến tôi lầm tưởng đây sẽ là một phim học đường nhẹ nhàng, dễ thương nhưng chẳng để lại dư âm. Thật may, tôi đã sai.

 Phim mở đầu bằng những cảnh hài hước pha chút "lầy lội" rất duyên dáng. Bộ ba nhân vật chính - Hoàng, Thy và Long - xuất hiện như một nhóm bạn thân từ thời thơ ấu mà ai cũng từng có. Họ trêu nhau, bày trò quái chiêu, bất cần và đầy sinh khí như thể cuộc sống còn vô tận phía trước. Chỉ là, với Hoàng, cuộc sống chỉ còn vỏn vẹn một tháng. Và ngay từ khi biết điều đó, tôi đã tự nhủ: “Bộ phim này sẽ không đơn giản như vẻ ngoài của nó.”

Trong bối cảnh điện ảnh Việt mùa hè 2025 ngập tràn phim kinh dị và hành động, Điều Ước Cuối Cùng bất ngờ xuất hiện như một làn gió nhẹ nhàng, cảm xúc và rất thật đối với tôi. Không quá tham vọng hình ảnh hay sa đà vào “drama hóa”, bộ phim chọn cách kể chuyện bình dị nhưng tinh tế về tuổi trẻ, tình bạn và hành trình đối diện với những giới hạn cuối cùng của đời người.

 Trái tim của Điều Ước Cuối Cùng là Hoàng – một chàng trai 18 tuổi mắc hội chứng xơ cứng teo cơ (ALS) và chỉ còn vỏn vẹn một tháng để sống. Ước nguyện cuối cùng của cậu? Không gì lớn lao ngoài việc được “trở thành đàn ông đúng nghĩa”. Một câu chuyện có phần… nhạy cảm, nhưng dưới bàn tay của đạo diễn Đoàn Sĩ Nguyên, nó trở nên nhân văn, gần gũi và đáng suy ngẫm.