x

Đăng nhập

Comming soon...

Blog Phim

Việt

Top 10 phim về chiến tranh Việt Nam kinh điển và đáng xem nhất

Lam Hi Hi 21:05 - 08/10/2021

Nhìn lại những thước phim về chiến tranh Việt Nam dưới đây, người xem không thể kiềm được nước mắt nhớ lại giai đoạn khốc liệt khi dân tộc ta phải hy sinh mồ hôi lẫn xương máu nhằm giành lại độc lập nước nhà.

1. Những Người Viết Huyền Thoại (2013)

Những Người Viết Huyền Thoại dự định được ra mắt vào năm 2011 nhưng phải mất thêm 2 năm sau mới tác phẩm của đạo diễn  Bùi Tuấn Dũng mới có cơ hội được công chiếu chính thức trên màn ảnh rộng.

Bộ phim lấy giai đoạn năm 1960 – chiến trường miền Nam đang cần lượng chi viện rất lớn từ miền Bắc, đặc biệt là nhiên liên xăng dầu. Trong 7 năm (1968-1975), với sự chỉ huy của tướng Đinh Đức Thiện, lực lượng phụ trách nhiệm vụ đã thành công vượt đường trường, công phá thành lũy của giặc để tiếp viện kịp thời.

2. Dòng Sông Phẳng Lặng (2013)

Dòng Sông Phẳng Lặng – bộ phim về chiến tranh Việt Nam nổi tiếng một thời, được xem là bản hùng ca cách mạng của thành phố Huế. Lấy mốc thời gian năm 1968, cuộc nổi dậy và tổng tấn công năm Mậu Thân đã được tái hiện cực kỳ bi tráng, cả đất nước như được sống lại thời kỳ oanh liệt nhất trong lịch sử.

Những chiến sĩ, anh hùng cách mạng bất khuất, dũng cảm, người dân Huế với tinh thần kiên cường bất diệt đã trở thành cánh tay đắc lực khiến quân địch phải chùn bước và thất bại thảm hại. Thắng lợi này chính là một trong những yếu tố quyết định dẫn đến chiếɴ dịch Hồ Chí Minh năm 1975 đại thắng.

3. Mùi Cỏ Cháy (2012)

Mùi Cỏ Cháy khiến người xem xao xuyến với hình ảnh những người lính Hà Nội trên sa trường kiên cường, bất khuất và tinh thần lạc quan không bao giờ vụt tắt. Hoàng, Thành, Thăng, Long, bốn người bạn với tính cách khác biệt lại có duyên gặp nhau theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc.

Vì là những chàng trai khoa văn nên tâm hồn họ đều cực kỳ thơ mộng, lãng mạn, họ cùng nhau chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, tuy cực khổ nhưng qua cách suy nghĩ của những chàng thiếu niên lại nhẹ nhàng, bay bổng đến lạ kỳ.

Tuy lời thề trước khi ra trận không thể thực hiện, cái kết bi thương trong những phim về chiến tranh là điều không thể tránh khỏi, Mùi Cỏ Cháy đã thành công để lại trong lòng khán giả những ấn tượng khó quên.

4. Đừng Đốt (2009)

Tuy có tên là “Đừng Đốt” nhưng khi bộ phim được phát sóng, tác phẩm này lại vô tình “đốt cháy” trái tim khán giả bởi nội dung quá đỗi xúc động, tình cảm thiêng liêng giữa các nhân vật dành cho nhau, và hận đến thấu xương vì chiến tranh đã gây ra quá nhiều mất mát.

Bộ phim của đạo diễn Nguyễn Nhật Minh được thực hiện dựa trên hai quyển nhật ký nổi tiếng của liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Một cô gái với tinh thần lạc quan, nhiệt huyết trong công việc, quyết định gác lại tương lai để xung phong ra chiến trường. Sau khi cô hy sinh, quyển nhật ký đã bị lưu lạc nhưng cuối cùng nó cũng đã trở về với quê hương.

5. Vượt Sóng (2007)

Vượt Sóng nhận được đánh giá rất cao từ giới chuyên môn và liên tiếp giành về những giải thưởng danh giá tại các liên hoan phim quốc tế. Tác phẩm lấy bối cảnh vào sau chiến thắng 30/4/1975, xoay quanh số phận những người Việt lưu vong khi chế độ cũ bị sụp đổ.

Sau khi trốn khỏi trại cải tạo, Long cùng những người khác quyết định vượt biên bằng một chiếc thuyền. Vì giúp đồng đội chạy trốn, Long đã bỏ mạng. Nhưng ngày tháng lênh đênh trên biển, họ liên tục đối mặt với sóng to gió lớn, đáng sợ nhất là bọn cướp biển đã đột nhập lên thuyền và cưỡng hiếp những người phụ nữ. Liệu ai sẽ là người sống sót đến cuối cùng?

6. Áo Lụa Hà Đông (2006)

Áo Lụa Hà Đông được khán giả đánh giá là tuyệt phẩm của điện ảnh Việt Na về dòng phim chiến tranh, tác phẩm gắn liền với tên tuổi của nữ diễn viên Trương Ngọc Ánh.

Bộ phim xoay quanh cuộc sống đầy khó khăn cơ cực của gia đình Gù và Dần, vì quá nghèo khổ, chiếc áo lụa được xem như kỷ vật duy nhất tượng trưng cho quà cưới của hai vợ chồng. Sau năm 1954, dự định vào Nam sinh sống nhưng cuối cùng dừng chân ở Hội An, cuộc sống của hai người cùng những đứa con ngày càng chìm trong bi kịch và nước mắt. Giữa sự sầm uất của phố cổ, đáng tiếc thứ ánh sáng hào nhoáng ấy lại không thể soi rọi vào cuộc đời tăm tối của gia đình Gù.

7. Giải Phóng Sài Gòn (2005)

Giải Phóng Sài Gòn là bộ phim về chiến tranh Việt Nam giúp người xem có cái nhìn toàn cảnh về những sự việc diễn ra trước và sau Chiến dịch Hồ Chí Minh. Tất cả các trận chiến, tài thao lược, làm chủ chiến trường của bộ đội ta đều được tái hiện, mang đến bức tranh hào hùng về một chiến thắng đáng nhớ trong lịch sử của dân tộc.

Tuy phải đợi đến 13 năm để tất cả người dân đều được thưởng thức, nhưng đạo diễn Long Vân không hề khiến người xem thất vọng, thậm chí còn ngả đầu ngưỡng mộ về tư duy điện ảnh đầy thông minh, lỗi lạc.

8. Đất Phương Nam (1997)

Nhờ thành công vang dội của Đất Phương Nam, Hùng Thuận trở thành ngôi sao nhí được kỳ vọng của điện ảnh Việt. Đáng tiếc, đến hiện tại, nam diễn viên vẫn chưa thể thoát khỏi cái bóng quá lớn của nhân vật An.

Tác phẩm được chuyển thể từ tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Lấy bối cảnh Nam Bộ vào giai đoạn bị thực dân Pháp cai trị, cậu bé An trở thành đứa trẻ bị lưu lạc đi khắp nơi để tìm cha. Trên hành trình ấy, cậu trở thành người chứng kiến những phận đời bất công, cơ cực của những người dân thấp cổ bé họng.

9. Biệt Động Sài Gòn (1986)

Biệt Động Sài Gòn được xem là một trong những bộ phim kinh điển lấy bối cảnh chiến tranh Việt Nam do đạo diễn Long Vân thực hiện. Bộ phim xoay quanh những chiến sĩ biệt động Sài Gòn tập kích vào căn cứ địch khiến Mỹ mất ăn mất ngủ.

Những sự kiện nổi bật trong giai đoạn này được các nhà làm phim tái hiện chân thực đến từng phân cảnh giúp người xem có được cái nhìn bao quát về một thời kỳ khói lửa oanh liệt, hào hùng của dân tộc. Bên cạnh đó, bộ phim còn là cuộc đấu trí cân não giữa phe bộ đội ta khi dũng cảm xông thẳng vào hang ổ địch nhằm tiêu diệt các cơ quan đầu não.

10. Cánh Đồng Hoang (1979)

Trải qua hơn 40 năm từ ngày công chiếu, Cánh Đồng Hoang vẫn được xem là một trong những tác phẩm đỉnh cao của điện ảnh Việt Nam. Nhà văn – biên kịch Nguyễn Quang Sáng đã thành công khi khắc họa hai thái cực đối lập trong chiến tranh Việt Nam.

Quân địch với vũ khí hiện đại, tối tân tưởng chừng có thể bóp nghẹt tinh thần chiến đấu của nhân dân ta, nhưng với tinh thần quả cảm, chỉ với những thứ vũ khí thô sơ kết hợp với lối đánh du kích, những bộ đội cụ Hồ lại đánh địch phải bỏ chạy tan tác. Lấy bối cảnh chính tại vùng Đồng Tháp Mười sông nước, một tuyệt tác nghệ thuật về chiến tranh Việt Nam đã ra đời hoàn hảo.

Nền điện ảnh dù có phát triển đến mấy, các thể loại mới ngày được xem trọng thì các bộ phim về chiến tranh Việt Nam chưa bao giờ lỗi thời. Những phân cảnh đau lòng nhưng mạnh mẽ ý chí và lòng tự tôn dân tộc ấy, sẽ là thứ vũ khí sắc bén nhắc nhở mỗi con người về một thời kỳ hào hùng đã qua.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Thanh Sơn đã có tình mới sau Khả Ngân, cực "ngọt" trong phim mới

Nối tiếp thành công của những "phim giờ vàng", VTV lại tiếp tục cho ra mắt một tác phẩm mới mang tên Mình Yêu Nhau Bình Yên Thôi từ nhà sản xuất SK Pictures.

Sinh Vật Gyeongseong: Park Seo Joon không cứu được nội dung nhạt nhòa

Mùa 1 của Sinh Vật Gyeongseong có diễn biến, nội dung vô cùng rời rạc. Có lẽ điểm gây ấn tượng duy nhất là visual "10 điểm" của những diễn viên trong phim.

Hãy nói lời yêu: Thước phim chữa lành của mỹ nam Jung Woo Sung

Nhân vật của Jung Woo Sung tìm cách vượt qua những trở ngại do khiếm thính để kết nối với mọi người trong bộ phim Hãy nói lời yêu (Tell Me You Love Me).

Welcome to Samdalri: Ji Chang Wook chữa lành khán giả

Welcome to Samdalri (Chào Mừng Đến Samdalri) mang đến tiếng cười và sự chữa lành cho người xem. Ji Chang Wook, người đóng vai Cho Yong Pil thu hút mọi chú ý.

Hôn nhân hợp đồng: Bộ phim xuyên không lãng mạn của Lee Se Young

Lee Se Young và Bae In Hyuk đem đến câu chuyện ngọt ngào và không kém ly kỳ ngay từ 2 tập đầu của Hôn nhân hợp đồng (The Story Of Park's Marriage Contract).

Tập cuối Thạch Sanh Lý Thanh: Ai là gà, ai là kẻ lùa gà?

Tập cuối của bộ phim chiếu mạng Thạch Sanh Lý Thanh khiến người xem thỏa mãn với kết thúc xứng đáng dành cho tất cả nhân vật.