x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Việt

Chồng Người Ta đáng 4/10 điểm vì nét tô vẽ xấu xí, chắp vá về LGBT

Đồng 08:25 - 16/01/2021

Có lẽ, dấu ấn lớn nhất mà tác phẩm của đạo diễn Nguyễn Hữu Tiến đem lại cho khán giả sau 1,5 tiếng đồng hồ trong rạp là cái nhìn sai lệch về cộng đồng LGBT. 

Chồng Người Ta mở ra với những bí mật đằng sau cuộc sống hạnh phúc, giàu sang của Cường (Trịnh Xuân Nhản) bên cạnh vợ đẹp Trúc (Yaya Trương Nhi) và cậu con trai Hải (Trần Ngọc Vàng). Câu chuyện thời trẻ của Cường với mối tình đồng tính cùng Trung (Hữu Tài) được gợi mở với kế hoạch báo thù qua bàn tay sắp đặt của Hà (Thanh Trúc) cùng sự trợ giúp của "tình hờ" Thắng (Lý Bình).

Bộ phim truyền hình cũ kỹ, thụt lùi 20 năm

Đang gợi mở về câu chuyện quá khứ của Trung - Cường, đạo diễn bất ngờ “quay xe” hơn 20 phút để khắc họa cuộc sống hiện tại của Cường, trong đó cậu con trai Hải là nhân vật chính. Thời lượng dành cho câu chuyện tình cảm “gà bông” giữa Hải và Vy (Tú Hảo) và hành trình rong chơi cùng nhóm bạn thậm chí còn hơn cả đoạn phim khắc họa mối quan hệ giữa Thắng và Cường. Phim sa đà vào những tình tiết không biết mục đích là gì như Hải và bạn đi ăn, chụp ảnh thiên nhiên, cùng ăn cơm với mẹ Hải. 

Kịch bản cũ kỹ cùng đường dây nội dung rời rạc, rối rắm khiến tác phẩm của đạo diễn Nguyễn Hữu Tiến như một bộ phim truyền hình dài tập cách đây nhiều năm. Tuyến tình cảm giữa Hà - Thắng cũng trở nên dư thừa. Vì với kế hoạch đơn giản của cô, chỉ cần thuê người thực hiện chứ không cần đợi 20 năm, nhờ vào bàn tay của “tình hờ”. Nhóm bạn của Hải cũng trong tình huống tương tự. Lẽo đẽo từ đầu đến cuối phim, tốn kha khá thời lượng với những câu thoại vô thưởng vô phạt, vai trò của hai người bạn và kể cả Vy cũng không khác diễn viên quần chúng là mấy. 

Chính vì ôm đồm quá nhiều tình tiết, quá nhiều thể loại, đạo diễn bị “hụt hơi” với đoạn twist cuối phim, Khán giả chưa kịp hiểu đã phải ngơ ngác vì đã chuyển cảnh khác. Thậm chí biểu cảm của Hà và Trúc khi đối mặt với nhau dường như không sót lại chút dấu vết nào, dù đó có thể xem là tình tiết đắt giá nhất của phim. 

Chưa kể, phim là chuỗi những mâu thuẫn nối tiếp nhau. Ví như, người đàn ông không hề sợ sệt khi tung ảnh giường chiếu của mình cùng một người đồng giới khác giữa hội trường hàng trăm con người và được phát trực tiếp (livestream). Nhưng ngay sau đó, anh ta hoảng hốt, đứng chịu trận như trời trồng chỉ vì một người lạ tiết lộ mình “giật chồng” giữa khu chung cư. Hoặc, người chồng bị phát hiện ngoại tình nhưng lại trách con trai “làm mẹ đau lòng” khi xử lý tình địch giúp mẹ. Dường như, diễn biến tâm lý nhân vật đi với tốc độ ánh sáng khiến khán giả chạy theo không kịp. 

>> Xem thêm: 10 phim truyền hình Việt Nam từng "gây sốt": "Người phán xử" phủ sóng mạng xã hội

Thông điệp khó hiểu về cộng đồng LGBT

Sau thành công của Thưa Mẹ Con Đi giữa năm 2019, khán giả Việt có quyền hi vọng về một câu chuyện dành cho cộng đồng LGBT được kể chỉn chu, nghiêm túc trên màn ảnh rộng. Và Chồng Người Ta, đã thành công trong việc dập tắt hi vọng đó. Khắc họa những dằn xé, khổ cực của mối tình đồng tính đầy trái ngang nhưng biên kịch thể hiện rõ sự non nớt, thiếu thấu hiểu và kém tinh tế của mình trong từng tình tiết phim. Không quá khi nói đạo diễn Nguyễn Hữu Tiến muốn “một tay viết lại định nghĩa LGBT". 

Qua lăng kính của biên kịch, đạo diễn phim, để có được hạnh phúc, một người đàn ông phải chuyển giới, sắm một thân phận phụ nữ hoàn toàn mới và giấu nhẹm chuyện mình từng là đàn ông. Đề cập tới những khó khăn của người đồng tính khi muốn được xã hội chấp nhận bằng cách thể hiện như vậy, liệu có hợp lý?

Cộng đồng LGBT trong phim, ngoại trừ Cường, đều được khắc họa với hình ảnh giả gái, õng ẹo, phấn son lòe loẹt. Có lẽ, thật sự biên kịch phim cần bổ sung kiến thức giới tính, tính dục. 

Những câu thoại "tao không bê đê" hay "anh có sợ người ta nghĩ anh là gay không" dường như áp đặt định kiến của xã hội lên những người đồng tính. Đó là chưa kể đến, tất cả những mối tình đồng tính trong phim đều bị biên kịch gắn cho cái mác rất “nhân văn" là phá vỡ hạnh phúc gia đình người khác, "kẻ giật chồng". Những phân cảnh tình cảm mặn nồng có phần "xôi thịt" và "sượng trân".

Mối tình đồng giới đi đến kết thúc có hậu trong phim có được từ sự phụ bạc, đau khổ của người phụ nữ. Khoác lên mình lớp áo bảo vệ, sẻ chia với cộng đồng LGBT nhưng phim lại tô vẽ xấu xí thêm hình ảnh của họ. 

Khi diễn viên khoác chiếc áo quá rộng

Được biết đến sau Lô Tô, Trịnh Xuân Nhản đảm nhận vai diễn nặng ký nhất phim. Tuy nhiên, như những gì được dự đoán trước, biểu cảm của anh 10 như 1. Trong khi đó, Yaya Trương Nhi vốn quen với loạt vai đơn giản, khoe sự nóng bỏng, nay dường như đuối sức với vai diễn đầy thử thách này. Ở những cảnh cao trào, cần thể hiện nội tâm dằn xé dữ dội, cô diễn qua loa, gượng gạo. 

Thanh Trúc vướng phải vấn đề mà nhiều diễn viên sân khấu gặp phải khi lấn sân màn ảnh rộng. Lối diễn của cô đậm chất kịch với những biểu cảm luôn được “làm quá” nhưng lại khá hời hợt. Sự đau khổ được cô thể hiện có phần quằn quại, nhưng lại không thể chạm đến cảm xúc của khán giả. Tú Hảo và Ngọc Vàng không để lại nhiều ấn tượng. Bởi, nhân vật của Tú Hảo không có đất diễn. Trong khi đó, Ngọc Vàng được trao cơ hội với vai diễn nặng tâm lý. Nhưng vì kịch bản ôm đồm nên những đoạn có "đất dụng võ" cho nam diễn viên được lướt qua nhanh chóng khiến khán giả chưa kịp ấn tượng. 

>> Đừng bỏ lỡ: Các hiện tượng mạng đóng phim: Kaity Nguyễn vụt sáng, hot girl "bắp cần bơ" bị ném đá

Để đánh giá thành công của bộ phim, phần đạt điểm cao nhất chính là PR - Marketing. Ê-kíp làm khá tốt khâu này với hàng loạt tuyến bài PR "18+", "tiểu tam giật chồng", "drama hội chị em". Nhìn chung, Chồng Người Ta nếu dừng lại ở một web-drama thì có lẽ đã không nhận nhiều "gạch đá" đến vậy. 

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.

Một Mình Vẫn Ổn't: Tình đầu tan chảy chậm rãi với nhiều dư vị

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim gây ấn tượng với cốt truyện đơn giản nhưng gởi gắm nhiều thông điệp sâu sắc cùng hương vị tình đầu tan chảy chậm rãi trong từng thước phim.

Đế chế Napoleon: Thiên sử thi hoành tráng nhưng còn nhiều thiếu sót

Nga Cao

Nga Cao

Joaquin Phoenix đầy mê hoặc khi hóa thân thành hoàng đế nước Pháp lừng danh trong siêu phẩm của Ridley Scott - Đế chế Napoleon.

Cô giáo em là số một: Thiện chiến thắng ác trong môi trường học đường

Nga Cao

Nga Cao

Cô Giáo Em là Số 1 - Brave Citizen: Quá trình “thực hiện công lý” của cô giáo trung học mang đến cho khán giả những cảm xúc sảng khoái và dễ chịu.

Yêu Lại Vợ Ngầu: Tiếng cười cũ kĩ, Kang Ha Neul là điểm cộng

Nga Cao

Nga Cao

Câu chuyện phim Yêu Lại Vợ Ngầu đem lại tiếng cười đơn giản và gần gũi với người xem, dù vẫn còn nhiều lỗ hổng trong kịch bản.