x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Khác

Vết Nứt - Ám Hồn Trong Tranh: 7749 loại ma không đủ làm tôi sợ

Xì Bàng 06:00 - 28/03/2022

Xem xong Vết Nứt: Ám Hồn Trong Tranh mình mới thấy, jumpscare trong gương là xưa rồi, vì phim sử dụng nhiều loại ma mới quá. Tuy nhiên, những cú jumpscare của phim vẫn không đủ làm người xem thấy sợ hãi. Thứ đọng lại duy nhất trong mình sau khi ra khỏi rạp là câu chuyện đau đớn đằng sau những bức tranh. 

Vì cần số tiền lớn cho con gái mổ mắt, Ruja (Pat Chayanit Chansanggave) đã từ New York trở về quê nhà Chiangmai nhằm bán các bức tranh có giá trị của cha mình. Khi về đến đây, Ruja và con gái Rachel (Nina Nutthatcha Padovan) gặp được một thợ phục chế tranh tự xưng là Tim (Nichkhun), họ đã cùng nhau khám phá những bí ẩn đằng sau các bức tranh. 

Điều bí ẩn nhất của các bức tranh nằm ở chỗ là nó luôn có các vết nứt ở những đôi mắt và những chủ nhân từng sở hữu chúng đều đã tự sát. Ngay cả người vẽ nên bức họa là Pakorn, cha của Ruja cũng đã tự tử không lâu ngay trước bức tranh này. 

Không phải nói, điểm cộng đầu tiên của Vết Nứt: Ám Hồn Trong Tranh là có một kịch bản khá tốt. Trong thời lượng 93 phút mình nghĩ phần vào phim và kết phim hoàn toàn tương xứng với nhau. 

Mở và kết đều gãy gọn, không vào ào ào nhưng lại vô cùng thỏa đáng cho các nhân vật trong toàn bộ phim. Không còn là phim kinh dị Thái đơn thuần với sự hài hước, pha trò thường thấy, phim giữ được không khí rùng rợn từ đầu đến cuối. Thậm chí, đây có lẽ là phim ma Thái có cái kết be bét máu nhất mà mình từng biết. 

>>> Xem thêm: Vết nứt - Âm Hồn Trong Tranh: Sự trở lại của Nichkhun

Phim sử dụng khá nhiều chất liệu “ma mới”. Thoạt đầu xem trailer mình nghĩ đó sẽ là các yếu tố tâm linh đậm chất Thái như kiểu đình miếu, lên đồng như trong phim Ngôi Đền Kì Bí, nhưng về tìm thông tin thì phim là dự án kết hợp 4 nước Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Thái Lan nên mình thấy chất ma khá hiện đại.

>>> Xem thêm: Vết Nứt - Âm Hồn Trong Tranh: Phim hù khá nhiều, câu chuyện gây tò mò

Mở đầu phim là bối cảnh căn nhà đơn chiếc của mẹ con Ruja ở New York. Sau khi chồng mất, Ruja càng đau khổ hơn khi con gái Rachel sắp lâm vào cảnh mù lòa. Jumpscare lúc này hiện lên qua chính đứa con gái và đôi mắt cô bé gần như rực lửa, rõ ràng hồn ma đã dọa dẫm hai mẹ con từ nước ngoài cho tới lúc về đến nhà. 

Một điều mình nhận thấy nữa là phim khai thác khá nhiều phân đoạn các nhân vật soi gương chải tóc nhưng tuyệt nhiên không có màn hù dọa nào ở đây cả. Có lẽ với độ hù mới mẻ của nhà sản xuất thì chắc ma trong gương đã xưa như trái đất rồi. 

Phần lớn các màn hù dọa của phim được gợi ra từ bé gái Rachel. Nhân vật này có tạo hình khá đáng yêu nhưng luôn làm mình liên tưởng tới Annabelle. Tiếng kêu "mommy, mommy" của Rachel cứ lặp đi lặp lại khiến mình cứ nghe thành "mummy, mummy" (xác ướp) làm tưởng như đang coi Night At The Museum.

Âm thanh cũng là yếu tố tạo nên các màn jumpscare nhưng thực sự chỉ dừng lại ở mức bình thường. Chủ yếu là các âm thanh lộc cộc và tiếng mở cửa cót két trong không gian tối tăm, tuy nhiên, với âm lượng dừng ở mức vừa thì phim chưa đủ làm mình sợ hoặc ít nhất là tiền đình như Bóng Đè. Mặc dù các đoạn hù khá vô thưởng vô phạt với đứa có đô xem phim kinh dị yếu như mình nhưng nhà sản xuất vẫn tranh thủ chèn tiếng hét vào các phân cảnh vì nghĩ rằng khán giả sẽ sợ. 

Lấy bối cảnh quay ở một ngôi biệt thự cổ tại Chiangmai, nơi mà cả tuổi thơ Ruja đã gắn bó, phim chủ yếu cho các nhân vật tâm linh xuất hiện trong các góc nhỏ của ngôi nhà. Hàng loạt bóng ma hiện lên từ ma gầm giường, ma trong tranh và ma dưới giếng. Tuy nhiên, ma trùm cuối của phim này phải nói tới là ma quàng khăn đỏ. 

Không phải cô bé hay bà già quàng khăn đỏ mà là MODEL quàng khăn đỏ. Đây cũng là nhân vật sẽ mở ra hàng loạt bí ẩn của những bức tranh và những câu chuyện kì bí liên quan đến gia đình Ruja. 

Bù với các cú jumpscare không mấy hiệu quả trên, phim có twist khá gắt. Sau khi ra khỏi rạp và đến giờ mình vẫn không thể biết được nhân vật anh Nichkhun đóng tên gì, đây chỉ là nhà phục chế tranh tên Tim hàng “pha ke” thôi mọi người ạ. Nhân vật này có số phận khá đáng thương trong quá khứ và đây cũng chính là động cơ để anh quay lại trả thù gia đình Ruja. 

Mặc dù đã nghe nói nhiều về tài năng diễn xuất của Nichkhun nhưng đây là lần đầu mình xem phim có Nichkhun đóng. Không hổ danh với lời đồn, Nichkhun thể hiện vai diễn khá tốt ở phần đầu khi đi lừa gạt hai mẹ con. Ở phần sau khi Tim “pha ke” trở mặt thì nhân vật này lại chưa bộc lộ được hết nét gian xảo của mình. Các diễn viên còn lại khi vào vai Ruja, Rachel hoặc dì Da đều diễn xuất rất tròn vai. 

Với câu chuyện về hội họa, phim cũng vén những bức màn bí ẩn đằng sau nghệ thuật. 

Là họa sĩ theo chủ nghĩa biểu hiện, họa sĩ Pakorn (cha của Ruja) thường hay trói hoặc thậm chí là hành hạ thể xác các mẫu vẽ để cho ra đời những bức tranh giàu cảm xúc. Hai nạn nhân thường xuyên của ông là mẹ của Ruja và Pang (mẹ của Tim). Những đứa trẻ đã nhìn thấy nỗi đau của mẹ từ rất nhỏ và nỗi ám ảnh với các bức tranh đã theo chúng đến suốt cuộc đời. 

Nỗi đau cũng là một yếu tố giúp cho cảm hứng nghệ thuật thăng hoa nhưng đôi lúc nỗi đau đó sẽ trở nên man rợ và trái với đạo đức con người. Người nghệ sĩ có thể tạo nên kiệt tác từ nỗi đau nhưng cũng sẽ gây ra nỗi đau hiện sinh nếu phương thức sáng tác đi ngược với quy chuẩn xã hội. Vết thương lòng từ lúc nhỏ đã lớn dần theo thời gian và hóa thành quỷ dữ khi những đứa trẻ Ruja, Tim lớn lên. 

Mình rất ấn tượng với chi tiết đôi mắt được gửi gắm trong phim. Đôi mắt là chi tiết đáng giá nhất và đáng sợ nhất ở cả hai bức tuyệt tác Mỹ nhân 1 và 2 của danh họa Pakorn. Hình ảnh đôi mắt của Pang lúc giãy giũa trước giá vẽ của Pakorn đã được zoom in cận cảnh làm người xem vô cùng ám ảnh. Điều này càng lí giải rõ hơn vì sao Tim đã dùng quy luật thấu thị trong hội họa để giải thích về đôi mắt nhưng Ruja vẫn thấy sợ. 

Trùng hợp hơn nữa, vài năm sau đó, Rachel cũng lại mắc khiếm khuyết ở mắt. Phim sử dụng khá nhiều cú máy POV, nghĩa là quay ở ngôi thứ nhất của một người có thị lực kém như Rachel. Những góc máy này lại như được phủ một màn sương tạo ra sự mờ ảo, lạnh lẽo của căn nhà nơi đây. 

Vết Nứt: Ám Hồn Trong Tranh không phải là một phim kinh dị xuất sắc về các màn hù dọa nhưng lại khai thác được câu chuyện mới về thế giới hội họa và có nỗ lực trong việc sáng tạo các chi tiết kinh dị mới. Xì Bàng vote cho phim 7/10 về nội dung và 5/10 về độ sợ. Các bạn đã ra rạp xem phim chưa, nếu có hãy comment bên dưới nhé. 

*Bài viết của Xì Bàng gửi về DienAnh.Net.

Xem đầy đủ thông tin và review hay về Vết Nứt: Ám Hồn Trong Tranh (Cracked) tại Thư Viện PhimPhim Hay Sắp Chiếu nhé

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.

Một Mình Vẫn Ổn't: Tình đầu tan chảy chậm rãi với nhiều dư vị

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim gây ấn tượng với cốt truyện đơn giản nhưng gởi gắm nhiều thông điệp sâu sắc cùng hương vị tình đầu tan chảy chậm rãi trong từng thước phim.

Đế chế Napoleon: Thiên sử thi hoành tráng nhưng còn nhiều thiếu sót

Nga Cao

Nga Cao

Joaquin Phoenix đầy mê hoặc khi hóa thân thành hoàng đế nước Pháp lừng danh trong siêu phẩm của Ridley Scott - Đế chế Napoleon.

Cô giáo em là số một: Thiện chiến thắng ác trong môi trường học đường

Nga Cao

Nga Cao

Cô Giáo Em là Số 1 - Brave Citizen: Quá trình “thực hiện công lý” của cô giáo trung học mang đến cho khán giả những cảm xúc sảng khoái và dễ chịu.

Yêu Lại Vợ Ngầu: Tiếng cười cũ kĩ, Kang Ha Neul là điểm cộng

Nga Cao

Nga Cao

Câu chuyện phim Yêu Lại Vợ Ngầu đem lại tiếng cười đơn giản và gần gũi với người xem, dù vẫn còn nhiều lỗ hổng trong kịch bản.