x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Âu Mỹ

Cowboy Bebop: Bản live-action chơi vơi của Netflix từ anime nổi tiếng

SEIZEDIX 10:00 - 25/11/2021

Người ta thường nói rằng truyện tranh chỉ tuyệt vời nhất khi nó ở cùng thể loại. Chính mình cũng nghĩ vậy khi hoạt hình cho phép đạo diễn tự do sáng tạo hơn, với nhiều khả năng tường thuật và trang trí bối cảnh hơn, ngoài ra, độc giả đã quen với cách vẽ và trình bày cốt truyện hoạt hình trong Anime Nhật. 

Những yếu tố đó giải thích cho việc tại sao ngay cả các nhà làm phim Nhật Bản cũng hiếm khi thành công khi thực hiện chuyển thể live-action của các bộ anime nổi tiếng, khi mà các tác phẩm live-action thậm chí còn không sát tí nào so với nguyên tác hoạt hình. Điều tương tự cũng đã diễn ra với Cowboy Bebop, hãy cùng mình tìm hiểu xem bản chuyển thể của bộ phim có gì hay nha!

Rõ ràng là các nhà làm phim nghĩ rằng họ cần phải tạo lại một thứ gì đó từ hoạt hình nhưng do người thật đóng, trong thực tế điều đó lại hiếm khi thành công. Giờ đây, Netflix cũng đã bước vào thế giới chuyển thể anime live-action và quyết định làm lại một trong những bộ anime nổi tiếng nhất những năm 1990, và một trong những bộ phim được ca ngợi nhiều nhất từ trước đến nay - Cowboy Bebop.

Mình đánh giá Cowboy Bebop là một bộ phimkinh điển đình đám và tác phẩm này được coi là một biểu tượng nghệ thuật khiến cho đến tận bây giờ vẫn chưa ai có khả năng để chuyển đổi tác phẩm thành live-action. Nhưng, từ năm 2018, Netflix đã công bố rằng họ sẽ sản xuất và phát trực tuyến loạt phim người đóng, với John Cho, Mustafa Shakir, Daniella PinedaAlex Hassell sẽ lần lượt đảm nhận các vai chính Spike Spiegel, Jet Black, Faye Valentine và Vicious. Vậy, liệu Netflix có thành công trong việc chuyển thể bộ phim từ anime sang bản live-action không, hay bộ phim chỉ là một nỗ lực nhạt nhòa khác trong việc chuyển thể anime thành người thật? 

Netflix hiểu rất rõ về những gì họ đang làm và họ cũng hiểu được Cowboy Bebop quan trọng như thế nào, đó là lý do tại sao họ muốn tái hiện lại bộ phim theo đúng nghĩa đen nhất có thể. Giờ đây, những bản live-action remake không thực sự đem lại cảm giác giống so với anime, dựa trên các quy tắc khác nhau chi phối hai thể loại này, nhưng về độ chân thực, Cowboy Bebop đã rất cố gắng làm mọi thứ để trông giống như bản gốc phim hoạt hình 1998. 

Và trong khi ấn tượng đầu tiên của mình về bộ phim cho thấy rằng nó đã thành công trong việc xây dựng bối cảnh, thì việc xem bộ phim một cách kĩ càng lại cho mình thấy cảm nhận hoàn toàn khác biệt.

 >>> Xem thêm: Red Notice, House Of Gucci và loạt phim hay chiếu tháng 11

Về phần hình ảnh, Cowboy Bebop rất rực rỡ, rất nhiều màu sắc và mình không thể phủ nhận nỗ lực của nhà sản xuất dành cho việc thiết kế phim, đặc biệt là đội ngũ đằng sau đã cố gắng rất nhiều để sao chép, đưa bối cảnh trong anime vào phim để tạo cảm giác quen thuộc. Bây giờ, bộ phim đã thành công ở mức độ bề nổi, thế nhưng nếu bạn - và mình chỉ cần làm xước một chút cái bề mặt bóng bẩy này thôi, chúng ta sẽ thấy rằng đó là một sự bắt chước rất mờ nhạt.

Bầu không khí của anime Cowboy Bebop rất đặc trưng, nó phản ánh những năm 1990, nhưng cũng là một truyền thống anime lâu đời về việc tạo ra các thế giới phép thuật ở đó. Đáng lẽ ra việc thiết kế sản xuất là một phần rất quan trọng của câu chuyện trong anime gốc, nhưng ở bản remake - nó chỉ có ở mặt tiền, một sự bắt chước khá không hợp lí.

Điều tương tự cũng áp dụng cho rất nhiều phần khác trong phim này, chứ không chỉ thiết kế sản xuất. Như mình đã chia sẻ, bạn có thể cảm nhận được nỗ lực của Netflix khi cố gắng làm cho Cowboy Bebop của họ vừa trung thành với bản gốc, kết hợp với sự đổi mới, để cố gắng tạo sự đổi mới thu hút khán giả, thế nhưng họ đã không thành công mấy trong nỗ lực này

Bạn cũng có thể nhận ra rằng có một cái gì đó bị thiếu trong toàn bộ bản chuyển thể. Đó không phải là cốt truyện, vì bộ phim thực sự bám sát câu chuyện gốc; đó không phải là dàn diễn viên, đề tài mà mình sẽ nói sau; vậy thì nó là gì? Bộ phim đầy tinh tế, rực rỡ, bùng nổ, nhưng nó không phải là anime. Và đó chính là vấn đề.

Nói sao nhỉ, Cowboy Bebop có một linh hồn, một linh hồn đã tồn tại khi nó là một anime. Anime là một thể loại rất riêng biệt và các nghệ sĩ Nhật Bản khi sáng tạo ra các tác phẩm kinh điển thường cố gắng mang lại một gu thẩm mỹ đặc trưng cùng với một cảm xúc rất riêng vốn có của Nhật Bản. Điều đó thật sự rất khó sao chép ngay cả đối với các nhà làm phim Nhật Bản, chứ đừng nói đến các nhà làm phim phương Tây, những người chỉ có thể hy vọng tạo ra một bản sao tốt và không hơn thế nữa.

Và mặc dù Cowboy Bebop của Netflix là một sản phẩm tốt, nhưng bộ phim lại một lần nữa là minh chứng sống rằng bản chuyển thể hiếm khi là một ý tưởng hay; cũng như các bản chuyển thể live-action của One Piece và Sword Art Online đang được thực hiện cũng đáng kỳ vọng lắm đó, nhưng nhìn cách thức thực hiện bộ phim này, mình thật sự cũng không dám hy vọng nhiều nữa.

Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ rằng mọi thứ trong phim live-action này đều tệ, thì hãy nhìn qua dàn diễn viên một lượt đã nhé. Nếu hỏi Netflix đã làm điều gì đúng trong dự án này thì mình nghĩ đó là quá trình casting. John Cho rất chân thực trong vai Spike Spiegel, và tính cách của anh ấy cũng bổ sung một cách xuất sắc nhờ cả Mustafa Shakir (vai Jet Black) và Daniella Pineda (vai Faye Valentine). Dàn diễn viên phụ, đặc biệt là vai phản diện, cũng được tuyển chọn rất tốt, đặc biệt chú trọng vào Elena Satine (vai Julia).

Hai diễn viên “có vẻ” có vấn đề là Alex Hassell vào vai Vicious, không phải vì Hassell không phải là một lựa chọn tốt, mà vì nhân vật này của anh không mang lại được cho mình cảm giác về một nhân vật phản diện quen thuộc trong anime. Eden Perkins cũng xuất hiện với nhân vật Radical Ed nhưng mình thấy cô ấy có quá ít đất diễn, nên đó là một sự thất vọng hơn bất cứ điều gì khác.

Cowboy Bebop không phải là một bản chuyển thể tồi; trên thực tế, nó làm rất tốt mọi thứ mà nó phải làm, nhưng vấn đề là nó cũng tồn tại rắc rối vì đã không có được một linh hồn riêng cho bộ phim của mình, hoặc nếu muốn sao chép cái hồn từ tác phẩm anime gốc thì càng thua. 

 >>> Xem thêm: So sánh dàn sao của live-action Cowboy Bebop với bản gốc hoạt hình

Với tất cả những gì mình cảm nhận được qua bộ phim chỉ là sự cố gắng nhạt nhòa của kịch bản, thế nhưng ít nhất màu phim và bối cảnh phim khá bắt mắt, cộng với dàn diễn viên được coi là điểm sáng của bộ phim, thì bộ phim có thể đạt được mức độ thành công nhất định nào đó. Nếu như bạn là fan của anime Nhật, thì bộ phim này chỉ có thể dừng lại ở mức “xem cho vui” thôi, chứ nếu đang mong đợi một điều kì diệu nào đó, thì chắc chắn bạn sẽ thất vọng.

* Bài viết của Seizedix gửi về DienAnh.Net. 

Nếu bạn yêu thích Phim Âu Mỹ, hãy vào DienAnh.net để xem thêm nhiều bài viết hay nha.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.

Một Mình Vẫn Ổn't: Tình đầu tan chảy chậm rãi với nhiều dư vị

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim gây ấn tượng với cốt truyện đơn giản nhưng gởi gắm nhiều thông điệp sâu sắc cùng hương vị tình đầu tan chảy chậm rãi trong từng thước phim.

Đế chế Napoleon: Thiên sử thi hoành tráng nhưng còn nhiều thiếu sót

Nga Cao

Nga Cao

Joaquin Phoenix đầy mê hoặc khi hóa thân thành hoàng đế nước Pháp lừng danh trong siêu phẩm của Ridley Scott - Đế chế Napoleon.

Cô giáo em là số một: Thiện chiến thắng ác trong môi trường học đường

Nga Cao

Nga Cao

Cô Giáo Em là Số 1 - Brave Citizen: Quá trình “thực hiện công lý” của cô giáo trung học mang đến cho khán giả những cảm xúc sảng khoái và dễ chịu.

Yêu Lại Vợ Ngầu: Tiếng cười cũ kĩ, Kang Ha Neul là điểm cộng

Nga Cao

Nga Cao

Câu chuyện phim Yêu Lại Vợ Ngầu đem lại tiếng cười đơn giản và gần gũi với người xem, dù vẫn còn nhiều lỗ hổng trong kịch bản.