x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Âu Mỹ

Raya Và Rồng Thần Cuối Cùng: Cú đột phá đậm chất Á Đông của Disney

Tô Lê Nam 16:00 - 12/03/2021

*Không spoil nội dung phim

Đây là bộ phim đầu tiên của Disney lấy cảm hứng từ khu vực Đông Nam Á, một khu vực chưa từng được quan tâm nhiều lắm của Hollywood. Nhà sản xuất phim đã làm những cuộc khảo sát ở các nước thuộc khu vực này để có thể khai thác các yếu tố văn hóa, thiên nhiên cũng như là con người nơi đây.

Cách Disney tiếp cận và thể hiện văn hóa Đông Nam Á trên màn ảnh

Phim đã làm rất tốt việc phối trộn các nền văn hóa Đông Nam Á với những yếu tố từ ẩm thực, trang phục, kiến trúc, truyền thống, lễ nghi... Tất cả đều được hòa quyện và biến tấu rất đẹp mắt, đầy sống động nhưng không hề bị quá khiên cưỡng hay hổ lốn. 

Phim không sử dụng bất kì một nền văn hóa nào áp đảo hay là phân chia nơi này phải là văn hóa nước này, vùng đất này phải là văn hóa nước kia, mà ngược lại phối hợp tinh tế từng yếu tố thiên nhiên và văn hóa với nhau. 

Thậm chí, nhà làm phim còn dùng cả những yếu tố văn hóa đồng văn cũng như là kết hợp những yếu tố tương đồng và đặc trưng riêng của từng nước khiến cho bộ phim không hề bị quá thiên kiến bất kì đất nước nào, tạo nên một cảm giác gần gũi nhưng cũng rất mới lạ cho khán giả Việt Nam. Đồ họa của phim cũng góp phần đem đến những trải nghiệm điện ảnh đầy sống động và giúp thể hiện những yếu tố văn hóa và thiên nhiên Đông Nam Á một cách đầy chân thực. 

Những yếu tố văn hóa tiêu biểu của phim có thể dễ dàng nhận thấy đầu tiên đến từ nhân vật Sisu, đây là một rồng thần với tạo hình có thể khá gây tranh cãi. Có thể thấy, tạo hình là kết hợp giữa nhiều hình tượng của các linh vật khác nhau, kết hợp giữa Naga của Đông Nam Á, Merlion của Singapore, Giao Long của Việt Nam…

Tạo hình của Sisu gây nhiều tranh cãi.

Ngoài ra, ngôn ngữ trong phim dùng bởi Kumandra cũng là sự kết hợp giữa nhiều từ vựng của các ngôn ngữ khác nhau, từ chữ “Ba” hay “Dep la” trong tiếng Việt, đến cả câu cầu nguyện với những từ mang tiếng Indonesia/Mã Lai. Kể cả việc xây dựng bối cảnh thiên nhiên cho từng vùng đất, với khung cảnh lấy cảm hứng từ những thửa ruộng bậc thang đến cả những cánh rừng nhiệt đới và cả những con sông, những bến cảng, cả hình ảnh chợ nổi rất quen thuộc với cư dân Đông Nam Á, đem đến một sự trải nghiệm gần gũi nhưng cũng đầy mới mẻ. Cái mình thích nữa đó là việc các nhà làm phim chú ý đến cả những tiểu tiết nhỏ nhất của người châu Á, từ việc cởi bỏ giày dép, cho đến việc chào hỏi khi gặp người lớn tuổi…

Như thế thôi cũng đủ thấy Disney đã nghiên cứu kĩ thế nào cho bộ phim này khu trau chuốt đến từng chi tiết nhỏ nhất, đem đến một thế giới kì ảo đầy mới lạ nhưng cũng rất đỗi thân thuộc.

Câu chuyện về niềm tin và con người

-Yeah, well, the world’s broken. You can’t trust anyone. - Raya (tạm dịch: "Vâng, thế giới đã tan vỡ. Bạn không thể tin tưởng bất cứ ai.")

-Or maybe it’s broken, because you don’t trust anyone. - Sisu (tạm dịch: Hoặc có thể nó bị tan vỡ, bởi vì bạn không tin tưởng bất cứ ai.")

Phim lấy bối cảnh về niềm tin, sự đoàn kết giữa con người: sự đố kỵ, ganh ghét và chia rẽ của con người luôn hiện hữu, nhưng niềm tin sẽ mang lại cho ta sự đoàn kết và sức mạnh. Nghe có vẻ đơn giản và là một mô típ cũ nhưng đặt vào nội dung phim cũng như bối cảnh dịch Covid-19 đang hoàng hành hiện nay thì có lẽ bộ phim mang nhiều ý nghĩa sâu xa hơn cả thế.

Khi dịch bệnh do Drunn mang đến, con người vẫn chung sống hòa thuận với nhau và nhờ niềm tin vào sức mạnh của rồng thần mà Drunn đã bị ngăn cản. Nhưng từ đó, con người đã bị chính những sức mạnh và vinh hoa đó lu mờ, mất niềm tin lẫn nhau và trở nên chia cắt. Sau đó, vì chính sức mạnh của rồng thần và sự tranh giành quyền lợi của con người khiến dịch bệnh đã quay lại. Và vì thiếu niềm tin, dịch bệnh không bao giờ được chấm dứt trong suốt 6 năm ròng, mãi cho đến khi Raya tìm được rồng thần.

Nhìn chung là bộ phim dùng những mô típ đơn giản về niềm tin nhưng cũng vừa là một lời cảnh tỉnh cho con người, cho xã hội về chính những vấn đề đang hiện hữu hằng ngày, trong chính những giây phút này đây. Niềm tin ngày nay có thể không hẳn là sức mạnh gì đó lớn lao như sức mạnh rồng thần, nhưng đó chính là điều ta cần trong chính thời cuộc này. Và lý do mình rất thích phim vì nó đã nói lên được đúng những suy nghĩ đó một cách súc tích, nhưng đầy sâu sắc và nhân văn.

>> Có thể bạn muốn xem: Gái Già Lắm Chiêu V - Hời hợt và gượng gạo

Cuối cùng, đây là một bộ phim đầy sự đột phá đến từ hãng Walt Disney

Thứ nhất, đây là một trong những bộ phim hoạt hình với dàn cast đa số là người gốc Á, kể cả hai biên kịch của phim cũng là người gốc Á: Adele Lim - biên kịch gốc Malaysia và Quí Nguyễn - biên kịch gốc Việt. Không chỉ vậy, diễn viên lồng tiếng cho Thủ lĩnh Long Vĩ là một người công khai mình là người chuyển giới, cô còn là người Việt. Điều này thể hiện sự đa dạng trong dàn cast của phim và Hollywood hiện nay, khi diễn viên gốc Á và cộng đồng LGBT đã có chỗ đứng hơn trong ngành công nghiệp giải trí.

Kelly Marie Trần - nữ diễn viên gốc Việt đầu tiên lồng tiếng cho bom tấn hoạt hình Disney, chọn áo dài khi tham dự 'thảm đỏ ảo' của bộ phim.

>> Xem thêm: “Em gái” Ngô Thanh Vân trở thành công chúa Đông Nam Á đầu tiên của Disney

Ngoài ra, phim cũng thể hiện tính nữ quyền khi không có sự xuất hiện của bất kì nam chính nào, cả những nhân vật nam trong phim chủ yếu đều là nhân vật phụ. Raya, Sisu và Namaari - những nhân vật chủ đạo đều là các nhân vật nữ. Các nhân vật này cũng thể hiện những tính cách khác nhau chứ không còn bị gói gọn dưới những mô típ nữ tính thường thấy trong các phim trước của Disney, một bước đầy đột phá kể từ “câu chuyện nữ quyền” trong Nữ Hoàng Băng Giá.

Giữa Raya và Namaari là mối quan hệ bạn, kẻ thù phức tạp.

Không chỉ vậy, nhân vật Benja - cha của Raya cũng không còn là kiểu cứng nhắc như những “phụ huynh Disney” ở những bộ phim trước đây, mà ông là một người rất thấu hiểu, điềm tĩnh và đầy niềm tin. Ông tiếp sức cho cô con gái của mình những hy vọng về một thế giới mà nhân loại sẽ đoàn kết và niềm tin của mọi người một lần nữa sẽ trở lại.

Có thể nói, Raya và Rồng Thần Cuối Cùng là một chuyến hành trình không chỉ của văn hóa, của thiên nhiên Đông Nam Á tráng lệ, đầy mãn nhãn mà còn là một chuyến hành trình của cảm xúc với đủ cả những hỉ - nộ - ái - ố. Và hơn hết, đây là câu chuyện về tình người, bộ phim là tấm gương phản chiếu rõ nhất những gì đang xảy ra hiện nay trên thế giới này.

(Bài viết có tham khảo các nguồn tư liệu khác)

*Có nên xem Raya Và Rồng Thần Cuối Cùng

 - Phim hoạt hình này mình thấy rất hay nhe. Các nhà làm phim thật sự chú ý rất nhiều chi tiết nhỏ về nền văn hoá của Đông Nam Á, từng cây dừa, ruộng bậc thang, cây trên các núi đá cũng rất đậm chất Á Đông.

 - Rất là nên coi, nhưng coi lồng tiếng là cười mỏi miệng luôn ớ.

 - Mình đã xem bản lồng tiếng, và mình đề xuất các bạn chưa xem thì nên chọn bản lồng tiếng, vì lồng ghép nhiều câu thoại rất hài hước và cực kỳ trendy luôn.

* Bài viết do độc giả gửi về DienAnh.Net.

Đừng quên cập nhật những thông tin mới nhất về phim ảnh tại DienAnh.Net nhé!

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Wolfoo và Cuộc Đua Tam Giới dạy chúng ta yêu thương… đúng cách

Trần Quân

Trần Quân

Wolfoo và Cuộc Đua Tam Giới: Một bộ phim không chỉ dành cho trẻ em. Mà dành cho tất cả những ai từng là một đứa trẻ.

“Điều Ước Cuối Cùng” là phim remake nhưng rất Việt, rất riêng

Phương Trúc

Phương Trúc

Là người từng xem The Last Wish bản Trung và cả The Last Ride bản Hàn, tôi có thể nói: Điều Ước Cuối Cùng không hề thua kém.

Điều ước cuối cùng: Dở khóc dở cười với Mạnh Quỳnh, Hoàng Hà - Avin Lu

Nga Cao

Nga Cao

Sử dụng chất liệu hài hước pha trộn cùng thể loại tuổi mới lớn (coming of age) một cách duyên dáng, phim Điều ước cuối cùng chinh phục nhiều bộ phận khán giả.

Dưới đáy hồ: Khi Drag queen trở thành linh hồn của câu chuyện

Thành Phát

Thành Phát

Dưới đáy hồ ra mắt đúng vào Tháng Tự Hào, như gửi gắm nhẹ nhàng sâu sắc: những chất liệu queer trong điện ảnh Việt không cần phải gồng lên để chứng minh điều gì

Karen Nguyễn trong Dưới đáy hồ: "Của hiếm" của màn ảnh Việt

Nga Cao

Nga Cao

Màn thể hiện của Karen Nguyễn trong phim kinh dị truyền thuyết đô thị 2025 “Dưới đáy hồ” để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem.

3 lý do nên xem phim kinh dị truyền thuyết đô thị Dưới đáy hồ

Nga Cao

Nga Cao

“Dưới đáy hồ” là tác phẩm kinh dị nặng đô đầy chiều sâu của bộ đôi từng làm nên thành công của Tết ở làng địa ngục hay Kẻ ăn hồn.