x

Đăng nhập

Comming soon...

Blog Phim

Âu Mỹ

12 thương hiệu phim kinh dị Hollywood nổi tiếng nhất ở thế kỷ 21 (P1)

Kido 07:30 - 03/08/2021

Chỉ trong vòng hơn 2 thập kỷ qua, chúng ta đã được chứng kiến sự ra đời của rất nhiều bộ phim kinh dị xuất sắc và tạo được tiếng vang lớn với giới truyền thông đại chúng trong suốt một thời gian dài. Đây cũng chính là lí do mà các nhà sản xuất Hollywood muốn khai thác tiềm năng lợi nhuận của những bộ phim ấy bằng cách biến chúng trở thành loạt các thương hiệu phim kinh dị “tỷ đô”, điển hình như thương hiệu kinh dị Resident Evil, The Conjuring hay IT,…

Tuy nhiên, những yếu tố nào đã góp phần xây dựng các bộ phim lẻ ấy trở thành một thương hiệu phim ảnh nổi tiếng đình đám và mang lại khoản lợi nhuận khổng lồ cho các nhà sản xuất. Bên cạnh đó, để tìm hiểu thêm về sự thành công hay thất bại của loạt thương hiệu phim ảnh ấy ra sao, hãy cùng Kido phân tích qua bài viết này nhé.

>>Xem thêm: Review phim Sweeney Todd (2007): Gã thợ cạo ma quỷ trên phố Fleet 

1. Final Destination (2000 - 2011)

Số phần: 5

Tổng kinh phí sản xuất: 154 triệu USD.

Tổng doanh thu: 658 triệu USD.

Đánh giá:

Final Destination (tạm dịch: Lưỡi Hái Tử Thần) được xem là một trong những thương hiệu phim kinh dị đình đám ở những năm đầu của thế kỷ 21. Loạt phim sở hữu nội dung ý tưởng mới lạ bên cạnh khả năng gây ám ảnh người xem bởi độ kinh dị cũng chẳng thua kém gì các dòng phim kinh dị chặt chém nổi tiếng đương thời. Thế nhưng, sau khi thể loại phim kinh dị ma trở nên thịnh hành một cách nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn không lâu sau đó gần như đã cướp mất đi ánh hào quang của thương hiệu kinh dị này.

Bên cạnh việc giữ nguyên một mô-típ nội dung kịch bản cho cả loạt phim khiến thương hiệu dần trở nên nhàm chán và gây khó khăn để giữ chân cũng như lôi kéo khán giả đến rạp xem phim, thì kinh phí sản xuất cho từng phần cũng vô cùng đắt đỏ. Với 3 phần đầu thì chi phí sản xuất rơi vào khoảng 25 triệu USD cho mỗi phần và xấp xỉ 40 triệu USD cho mỗi phần 4 và 5, nhưng doanh thu mà mỗi phần phim đem lại cho nhà sản xuất thì không quá cao.

Đặc biệt khi so sánh với dòng phim kinh dị ma hay giả tài liệu với kinh phí làm một bộ phim cực thấp chỉ bằng một nửa hay thậm chí 1/100 chi phí của Final Destination nhưng chúng lại sở hữu doanh thu gấp 2-3 lần doanh thu của Lưỡi Hái Tử Thần.

Đây cũng chính là lý do khiến nhà sản xuất không quá mặn mà với thượng hiệu Final Destination và phần 6 của phim cũng dần bị quên lãng hơn 10 năm nay. Tuy nhiên, loạt phim đang được xem xét để tái khởi động trong tương lai không xa, hãy chờ xem sự trở lại đầy hứa hẹn này các bạn nhé.

2. The Ring (2002 - 2017)

Số phần: 3

Tổng kinh phí sản xuất: 123 triệu USD.

Tổng doanh thu: 493 triệu USD.

Đánh giá:

Là một tượng đài ở dòng phim kinh dị ma, thương hiệu The Ring (tạm dịch: Vòng Tròn Tử Thần) dù là phiên bản remake của loạt phim kinh dị Nhật Bản, Ringu (1998), nhưng loạt phim The Ring đã thực sự chinh phục rất nhiều thế hệ khán giả xem phim.

Không chỉ sở hữu nội dung cốt truyện thú vị và gây ám ảnh người xem, thương hiệu The Ring còn gặt hái được “quả ngọt” khi có doanh thu gấp 5 lần kinh phí với phần đầu tiên khi ra mắt công chúng. Bên cạnh hiệu ứng truyền thông thì diễn xuất của minh tinh nước Úc, Naomi Watts đã góp phần quan trọng cho sự thành công của 2 phần đầu tiên của thương hiệu Vòng Tròn Tử Thần.

Tuy nhiên, màn trở lại của loạt phim The Ring, với phần 3 mang tựa đề Rings, đã khiến Kido thất vọng bởi bộ phim hoàn toàn kém xa 2 phần tiềm nhiệm về mọi mặt dù sở hữu chiến lược marketing vô cùng hoành tráng. Chúng ta vẫn có thể hy vọng một ngày không xa, thương hiệu The Ring sẽ được tái khởi động và lấy lại phong độ cũng như ánh hào quang năm nào.

3. Resident Evil (2002 - 2016)

Số phần: 6

Tổng kinh phí sản xuất: 292,5 triệu USD.

Tổng doanh thu: 1,2 tỷ USD.

Đánh giá:

Được chuyển thể từ loạt trò chơi điện tử Nhật Bản nổi tiếng cùng tên của hãng Capcom, Resident Evil (tạm dịch: Vùng Đất Quỷ Dữ) trở thành một trong những thương hiệu phim kinh dị Hollywood “tỷ đô” mà hầu như ai ai cũng đều biết đến.

Song, ngay từ khi công chiếu, Kido thấy loạt phim đã vấp phải nhiều ý kiến tranh cãi trái chiều giữa các fan ruột của trò chơi điện tử Resident Evil nói riêng và những khán giả xem phim nói chung. Điều này cũng đã làm ảnh hưởng không ít đến doanh thu của cả thương hiệu Vùng Đất Quỷ Dữ.

Thật may thay, khi loạt phim của thương hiệu kinh dị này vẫn tạo được tiếng vang nhất định và dần trở thành một trong những thương hiệu phim ảnh “tỷ đô” vô cùng thành công về mặt thương mại. Và sự đóng góp to lớn về mặt doanh thu của Resident Evil chính là nhờ vào thị trường Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.

>>Xem thêm: Ready or Not, Scream, Halloween và các nữ trùm cuối phim kinh dị khác 

4. Underworld (2003 - 2016)

Số phần: 5

Tổng kinh phí sản xuất: 207 triệu USD.

Tổng doanh thu: 540 triệu USD.

Đánh giá:

Underworld (tạm dịch: Thế Giới Ngầm) là một thương hiệu phim hành động kinh dị nổi tiếng với cốt truyện về sự đấu tranh giữa ma cà rồng và ma sói, tuy bị giới phê bình không đánh giá cao nhưng loạt phim vẫn sở hữu một lượng fan hùng hậu.

Dù được lòng nhiều người xem với nội dung lôi cuốn và hấp dẫn, thế nhưng doanh thu của thương hiệu Underworld lại lên xuống thất thường, vẫn chưa đạt được như kỳ vọng của các nhà sản xuất. Đây cũng chính là lý do khiến loạt phim dừng chân sau 5 phần phim.

5. Saw (2004 - 2021)

Số phần: 9

Tổng kinh phí sản xuất: 95 triệu USD.

Tổng doanh thu: 1 tỷ USD.

Đánh giá:

Là một thương hiệu phim kinh dị nổi tiếng đình đám, Saw (tạm dịch: Lưỡi Cưa) đã chính thức bước vào câu lạc bộ “tỷ đô” với phần phim mới nhất vừa được công chiếu trong năm 2021 mang tên Spiral. Từ một bộ phim kinh dị kinh điển đầu tay của James Wan, các nhà sản xuất đã phát triển chúng trở thành một thương hiệu phim ảnh “ăn nên làm ra” tính đến thời điểm hiện tại.

Song, phần thứ 9 của loạt phim ra mắt công chúng trong thời gian vừa qua lại không đạt được thành công như mong đợi, theo các bạn thì phải chăng thương hiệu Saw cần phải có một hướng đi mới hay Lưỡi Cưa đã thực sự “mòn” sau khi bị “vắt sữa” quá nhiều?

6. Paranormal Activity (2007 - 2015)

Số phần: 6

Tổng kinh phí sản xuất: 28,5 triệu USD.

Tổng doanh thu: 890,5 triệu USD.

Đánh giá:

Khi nhắc đến những thương hiệu phim ảnh “ăn khách” và mang lại lợi nhuận “siêu to khổng lồ” nhất Hollywood, thì cái tên Paranormal Activity (tạm dịch: Hiện Tượng Siêu Nhiên) luôn là thương hiệu phim kinh dị đầu tiên mà ai cũng sẽ nghĩ ngay đến đầu tiên. Chỉ với phần đầu tiên ngay sau khi phát hành, bộ phim đã mang về cho các nhà làm phim tận 194 triệu đô, gấp 13000 lần so với chi phí sản xuất chỉ vọn vẹn 15 nghìn đô (không tính lạm phát).

Cũng chính nhờ vào lý do trên mà Paranormal Activity đã trở thành một thương hiệu kinh dị sở hữu khả năng “sinh lời” hàng đầu Hollywood. Tuy nội dung của mỗi phần phim luôn nhận về vô vàn ý kiến tranh cãi trái chiều và ngược lại với độ nổi tiếng cũng như những con số doanh thu khủng thì loạt phim lại không được đánh giá quá cao.

Dẫu vậy, phần 7 của thương hiệu kinh dị Paranormal Activity cũng vừa được nhà sản xuất thông báo đã đóng máy và bắt đầu đưa vào quá trình hậu kỳ. Bộ phim được dự kiến khởi chiếu vào năm sau, liệu sau gần 7 năm, loạt phim Hiện Tượng Siêu Nhiên trở lại sẽ tạo thành một cú hit hay chịu phận flop dần do bị “vắt sữa” như hàng loạt những thương hiệu phim ảnh Hollywood khác, mọi người hãy đón xem nhé.

Vậy là Kido đã điểm qua 6 thương hiệu phim kinh dị nổi tiếng của Hollywood ở phần 1 của bài viết. Trong số này mình ấn tượng với Saw bởi nó khiến fan thể loại Escape Room như mình mê tít. Còn về độ kinh điển thì rõ ràng The Ring quá nổi, hình tượng cô gái ma bò từ giếng bò lên, bước ra khỏi màn hình TV chắc ai cũng phải biết rồi. Hãy thường xuyên cập nhật cũng như theo dõi để khám phá 6 loạt phim kinh dị còn lại cũng không kém phần nổi bật và ấn tượng. 

>>Xem thêm: Halloween, Insidious, Hereditary và các thể loại phim kinh dị (P2) 

*Bài viết của Kido gửi về DienAnh.Net.

Theo dõi DienAnh.Net để cập nhật tin tức phim ảnh mới và chính xác nhất.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Thanh Sơn đã có tình mới sau Khả Ngân, cực "ngọt" trong phim mới

Nối tiếp thành công của những "phim giờ vàng", VTV lại tiếp tục cho ra mắt một tác phẩm mới mang tên Mình Yêu Nhau Bình Yên Thôi từ nhà sản xuất SK Pictures.

Sinh Vật Gyeongseong: Park Seo Joon không cứu được nội dung nhạt nhòa

Mùa 1 của Sinh Vật Gyeongseong có diễn biến, nội dung vô cùng rời rạc. Có lẽ điểm gây ấn tượng duy nhất là visual "10 điểm" của những diễn viên trong phim.

Hãy nói lời yêu: Thước phim chữa lành của mỹ nam Jung Woo Sung

Nhân vật của Jung Woo Sung tìm cách vượt qua những trở ngại do khiếm thính để kết nối với mọi người trong bộ phim Hãy nói lời yêu (Tell Me You Love Me).

Welcome to Samdalri: Ji Chang Wook chữa lành khán giả

Welcome to Samdalri (Chào Mừng Đến Samdalri) mang đến tiếng cười và sự chữa lành cho người xem. Ji Chang Wook, người đóng vai Cho Yong Pil thu hút mọi chú ý.

Hôn nhân hợp đồng: Bộ phim xuyên không lãng mạn của Lee Se Young

Lee Se Young và Bae In Hyuk đem đến câu chuyện ngọt ngào và không kém ly kỳ ngay từ 2 tập đầu của Hôn nhân hợp đồng (The Story Of Park's Marriage Contract).

Tập cuối Thạch Sanh Lý Thanh: Ai là gà, ai là kẻ lùa gà?

Tập cuối của bộ phim chiếu mạng Thạch Sanh Lý Thanh khiến người xem thỏa mãn với kết thúc xứng đáng dành cho tất cả nhân vật.