x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Âu Mỹ

CODA: Câu chuyện cảm động về một gia đình câm điếc

Bắp 09:15 - 01/09/2021

Rất ít khi chúng ta được xem các diễn viên khiếm thính đóng nhân vật khiếm thính, nhưng CODA thì khác. Phim hiện đang phát trực tuyến trên Apple TV+ mà tôi vừa xem gần đây, kể về câu chuyện của một gia đình người khiếm thính - tất cả đều do các diễn viên khiếm thính thủ vai - và cô con gái bình thường của họ. Bộ phim đã giành được tình cảm (và giải thưởng) khi công chiếu tại Liên hoan phim Sundance vào đầu năm nay và giờ thì bạn có thể xem trực tuyến nó tại nhà.

Ruby Rossi (Emilia Jones) là một cô gái 17 tuổi có phần nhút nhát, sống cùng gia đình của mình ở Gloucester, Massachusetts. Cô dành phần lớn thời gian để làm việc cùng bố mẹ và anh trai trên chiếc thuyền đánh cá của gia đình, sau thời gian đó, cô thường đạp xe quanh thị trấn hay lang thang ở các hành lang của trường trung học, nơi cô thường xuyên bị trêu chọc. 

Ruby là CODA, hay còn được gọi là Con của Người Điếc - cô ấy là thành viên duy nhất không mắc dị tật bẩm sinh này. Mẹ cô, Jackie (Marlee Matlin), người bố Frank (Troy Katsur), và anh trai Leo (Daniel Durant) đều phải dựa vào Ruby để giao tiếp với thế giới, đặc biệt là ở bến tàu, nơi những ngư dân như Frank đang bị những tay lái buôn lừa gạt.

Trong khi Ruby cố gắng hết sức để duy trì hoạt động kinh doanh của gia đình, thì cô cũng có ước mơ trở thành ca sĩ – và cô ấy hát rất hay. Giáo viên hợp xướng khó tính của cô, ông Villalobos (Eugenio Derbez) đã nhận ra tài năng của cô và đề nghị làm huấn luyện cho cô để tham gia một buổi thử giọng của Đại học Âm nhạc Berklee, điều này đồng nghĩa với việc cô sẽ phải rời xa cha mẹ mình nếu cô được nhận vào trường và trên hết là gia đình cô không thể kết nối với tài năng ca hát của cô. Khi vấn đề kinh doanh gia đình gặp khó khăn, cô buộc phải đứng giữa sự lựa chọn: tiếp tục hỗ trợ gia đình hay theo đuổi ước mơ của mình.

Bộ phim này nhắc tôi nhớ về điều gì? CODA có thể khiến bạn nhớ đến những bộ phim dành cho lứa tuổi mới lớn như The Edge of Seventeen và Lady Bird, nhưng ở đây tập trung vào gia đình nhiều hơn so với hai tác phẩm kia.

Bắp thấy dàn diễn viên ai diễn cũng hay cả, nhưng Emilia Jones thực sự trở thành ngôi sao trong vai Ruby. Jones gợi lại Mary Elizabeth Winstead hoặc Michelle Monaghan trong những ngày đầu của họ trên màn ảnh, cảm xúc toát ra từ ánh mắt và cả trái tim. Vai diễn Ruby như được đo ni đóng giày cho cô gái này, cảm giác cô không cần phải gồng mình để thể hiện nó, những gì cô mang lại thật tự nhiên và sống động như lứa tuổi 19 của mình. Thật sự mà nói, đây chắc chắn chỉ là khởi đầu cho Jones, một nghệ sĩ trẻ thực sự chói sáng, người đã giúp CODA trở nên tuyệt đẹp và đáng nhớ.

Có rất nhiều câu thoại tuyệt vời trong CODA như: “Con biết tại sao Chúa lại tạo ra mùi rắm không? Vì để những người khiếm thính cũng có thể thưởng thức chúng” và “Tinder là thứ mà tất cả chúng ta có thể làm cùng nhau như một gia đình”.

CODA là một bộ phim đặc biệt sâu sắc về ước mơ, gia đình, tình bạn và tình yêu. Đúng là có một tính phổ quát tuyệt đẹp đến từ tính cụ thể và điều đó rất đúng với CODA, một câu chuyện về một gia đình độc nhất vô nhị có thể mang đến cảm giác như của riêng bạn vào thời điểm bộ phim kết thúc. 

Để đánh giá về bộ phim, Bắp xin dùng từ “tuyệt đẹp” để nói về tác phẩm này. Biên kịch kiêm đạo diễn Sian Heder đã sử dụng ngôn ngữ ký hiệu trong những đoạn nói chuyện cũng khiến bộ phim trở nên thú vị. Một cơ hội được xem các diễn viên khiếm thính thể hiện tài năng của mình, qua đó cho ta thấy, cảm xúc tuyệt vời nhất không nhất thiết phải thể hiện qua lời nói, mà chỉ cần một cử chỉ chân phương, một ánh mắt chân tình là đủ. 

Trong khi Emilia Jones mang đến một màn trình diễn tuyệt vời trong vai Ruby, bộ phim này thực sự là dành cho những diễn viên khiếm thính. Họ cảm thấy như đang sống cuộc đời của chính mình và đóng vai nhân vật chính trong câu chuyện của chính họ, thay vì chỉ tồn tại như một nhân vật phụ bên cạnh Ruby. Sự hài hước của Rossis, của Frank và ước mơ của Leo về một điều gì đó hơn thế nữa, là những câu chuyện bất tận để khai thác. 

CODA có thể là một cốt truyện hơi dễ đoán, nhưng được tưới mát bởi tâm hồn, bởi tình cảm, và sự yêu thương đồng cảm mà các nhân vật dành cho nhau. CODA là mang lại cả tiếng cười và nước mắt, nếu có thời gian, chắc chắn mình sẽ quay lại xem. BẮP KHUYÊN CÁC BẠN HÃY XEM NÓ. CODA là một bộ phim nhỏ bé với một trái tim vĩ đại, cảm động và hài hước. Chúng ta rất ít khi được xem những bộ phim hay về gia đình nên các bạn hãy nhanh chóng xem CODA đi. Sẽ không hối tiếc đâu. 

>>>Xem thêm: The Old Ways: Trừ tà – thể loại phim kinh dị chưa bao giờ là cũ

Bài viết được Bắp gửi về cho DienAnh.net

Theo dõi DienAnh.net để cập nhật tin tức phim ảnh mới và chính xác nhất.  

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.

Một Mình Vẫn Ổn't: Tình đầu tan chảy chậm rãi với nhiều dư vị

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim gây ấn tượng với cốt truyện đơn giản nhưng gởi gắm nhiều thông điệp sâu sắc cùng hương vị tình đầu tan chảy chậm rãi trong từng thước phim.

Đế chế Napoleon: Thiên sử thi hoành tráng nhưng còn nhiều thiếu sót

Nga Cao

Nga Cao

Joaquin Phoenix đầy mê hoặc khi hóa thân thành hoàng đế nước Pháp lừng danh trong siêu phẩm của Ridley Scott - Đế chế Napoleon.

Cô giáo em là số một: Thiện chiến thắng ác trong môi trường học đường

Nga Cao

Nga Cao

Cô Giáo Em là Số 1 - Brave Citizen: Quá trình “thực hiện công lý” của cô giáo trung học mang đến cho khán giả những cảm xúc sảng khoái và dễ chịu.

Yêu Lại Vợ Ngầu: Tiếng cười cũ kĩ, Kang Ha Neul là điểm cộng

Nga Cao

Nga Cao

Câu chuyện phim Yêu Lại Vợ Ngầu đem lại tiếng cười đơn giản và gần gũi với người xem, dù vẫn còn nhiều lỗ hổng trong kịch bản.