x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Âu Mỹ

Jungle Cruise: Bộ phim "giả trân" ở từng khung ảnh

Bắp 06:04 - 01/08/2021

Chẳng có vẻ gì mà bộ phim được gọi là Jungle Cruise này đã đem đến cho Bắp một cảm giác như đang du ngoạn trong một khu rừng thật sự trên một con sông thật sự. Dường như bộ phim đã thu nhỏ tối đa cảm giác ấy lại. Một sự thật khá nực cười là Bắp cảm thấy sự thu hút của Jungle Cruise ở Disneyland trông còn thật hơn là bộ phim này nữa, dù cho công nghệ hồi đó, thời điểm mà Disneyland mở cửa chỉ là năm 1955. 

Có đủ loại hiệu ứng trong bộ phim lần này: Quái vật, báo đốm CGI, cây thần kỳ. Tuy nhiên, nó chẳng mang lại một cảm giác choáng ngợp chân thật về những nhân vật anh hùng đang trôi dạt ở giữa rừng Amazon rộng lớn, mà có vẻ như các diễn viên chỉ đang đứng trên một trường quay trong một căn phòng lớn căng đầy phông xanh. Bắp thấy mọi thứ thiệt là giả trân và sượng trân.

>>>Xem thêm: Space Jam: A New Legacy - LeBron chưa hút bằng Jordan bản 1996

Thêm một điều đáng tiếc nữa là Jungle Cruise không như Bắp kỳ vọng, nó chẳng có gì mới mẻ cả. Bộ phim chỉ toàn là những yếu tố cũ kỹ theo phong cách của các phần phim trước (những yếu tố mà chỉ phù hợp với những bộ phim nổi tiếng xa lắc xa lơ như loạt phim Indiana Jones The Mummy). 

Phim cũng vay mượn một số chi tiết từ bộ phim The African Queen, như mối quan hệ gay gắt giữa một hành khách có ý chí mạnh mẽ và thuyền trưởng “bình thường”, ngoài ra nó còn cóp nhặt các tình tiết từ các bộ phim như Cướp Biển vùng Caribe của chính Disney, rồi có màn pha trộn các bộ phim thập niên 1930 và thập niên 1940 với các hiệu ứng hiện đại, truyền thuyết ma quái và quái vật siêu nhiên.

Thậm chí có một vài cảnh được chuyển thể trực tiếp từ chuyến đi trong phim Jungle Cruise hồi đó. Cách bộ phim giới thiệu nhân vật của Dwayne Johnson, Frank Wolff cũng chẳng có gì mới mẻ. Anh ấy là người tổ chức các chuyến tham quan thú vị về Amazon trên chiếc thuyền hơi nước xiêu vẹo của mình, và thậm chí còn kể một vài câu chuyện cười nổi tiếng đã từng được nhắc đến trong chính Jungle Cruise ở Disneyland như thói quen. 

Cuộc sống bình lặng của anh ta với tư cách là một thuyền trưởng trở nên thú vị hơn một chút khi có sự xuất hiện của một phụ nữ người Anh cá tính (Cô ấy mặc quần dài! Vào những năm 1910! Má ôi!!!) cùng người anh trai vụng về của cô ấy.

>>>Xem thêm: Lý do khiến Space Jam 2 nhận về đánh giá tồi tệ từ giới phê bình?

Hai anh em này là Lily (Emily Blunt) và McGregor (Jack Whitehall). Cô ấy đang tìm kiếm một vật thần thoại hay còn gọi là Nước mắt của Mặt trăng. Truyền thuyết kể rằng cây sự sống đã mất này nắm giữ chìa khóa cho những đột phá y học có thể thay đổi cả thế giới.

 Sau khi thực hiện mục tiêu quan trọng này hồi ở Anh - và phải đối mặt với một số nhà thám hiểm địa phương chuyên phân biệt giới tính một cách “xấu xí” - cô tự đi đến Amazon để tìm Nước mắt của Mặt trăng. Frank gây ấn tượng với cô khi anh không hề tỏ ra sợ hãi khi chiến đấu với một con báo đốm hoang dã; Lily gây ấn tượng với anh khi anh biết cô quyết tâm thực hiện mục tiêu đó. Vì vậy, họ hợp tác với nhau và đi xuôi xuống dòng sông.

Đương nhiên, mọi thứ không diễn ra suôn sẻ như một kỳ nghỉ ở Walt Disney World. Cuộc hành trình của Frank, Lily và McGregor vào rừng giống một chuyến đi đến Itchy & Scratchy Land, với sự nguy hiểm và khả năng chết chóc luôn rình rập ở mọi khúc quanh của dòng sông. 

Họ bị nhiều kẻ cùng mục đích truy đuổi, bao gồm cả một số kẻ trông như xác sống, những kẻ cần Nước mắt của Mặt trăng để chấm dứt lời nguyền bị trở thành những sinh vật nửa người, nửa quái vật. Kẻ phản diện thật sự do Edgar Ramirez thủ vai chính là Don Aquirre và tất nhiên - cũng như bao bộ phim phiêu lưu mạo hiểm khác - kẻ này cũng  muốn Nước mắt của Mặt trăng, và muốn hoa cây chữa bệnh bằng phép thuật là điều mà một nhân vật phản diện trong phim phải làm thôi.

Khá đáng tiếc là đạo diễn của Jungle Cruise - Jaume Collet-Serra, rất có danh tiếng về thể loại phim hành động hạng B; ông đã đạo diễn bộ phim kịch tính về cá mập do Blake Lively thủ vai chính, The Shallows và hàng loạt các bộ phim do nam tài tử Liam Neeson đóng đinh tên tuổi như Unknown, Run All Night, Non-Stop The Commuter

Sự thật là Johnson rất thích làm việc với ông, anh ấy hiện đang quay bộ phim siêu anh hùng Black Adam sắp tới của mình. Nhưng tài năng “set up” camera thông minh, chỉnh sửa cẩn thận và các pha nguy hiểm chân thật của Collet-Serra không hoàn toàn hữu ích ở một bộ phim khá là “trẻ con” như Jungle Cruise, nơi mọi thứ ngoại trừ diễn viên dường như đều được dựng sẵn và điều khiển bằng máy tính.

Tóm lại thì Bắp thấy Jungle Cruise khá là kỳ quặc. Rõ ràng đoàn phim đã tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức, nhưng rừng rậm, dòng sông, động vật, quái vật, cây cối, dường như tất cả đều tồn tại rất là “giả trân”. Và khi thế giới của một bộ phim thật giả lẫn lộn, thật khó để người xem như Bắp cảm thấy sự chân thật và cảm xúc. Jungle Cruise có một cốt truyện thần thoại hấp dẫn, có rất nhiều diễn viên tài năng nhưng tất cả chỉ giúp nó trông có vẻ “đắt tiền” chứ chẳng hay một chút nào!

Xem xong phim Jungle Cruise thì Bắp tự hỏi, ủa nay Disney bị làm sao thế? Sao lại tụt hậu thụt lùi đến thế kia? Hay vì phim sản xuất cho trẻ con xem nên bị xem nhẹ nhiều khâu? Ôi thôi Bắp quá thất vọng cho gần 2 tiếng trải nghiệm tệ hại này.

 >>>Xem thêm: Masters Of The Universe: Hồi kết trận chiến của He-Man - Skeletor’s

Bài viết được Bắp gửi về cho DienAnh.net

Theo dõi DienAnh.net để cập nhật tin tức phim ảnh mới và chính xác nhất. 

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Wolfoo và Cuộc Đua Tam Giới dạy chúng ta yêu thương… đúng cách

Trần Quân

Trần Quân

Wolfoo và Cuộc Đua Tam Giới: Một bộ phim không chỉ dành cho trẻ em. Mà dành cho tất cả những ai từng là một đứa trẻ.

“Điều Ước Cuối Cùng” là phim remake nhưng rất Việt, rất riêng

Phương Trúc

Phương Trúc

Là người từng xem The Last Wish bản Trung và cả The Last Ride bản Hàn, tôi có thể nói: Điều Ước Cuối Cùng không hề thua kém.

Điều ước cuối cùng: Dở khóc dở cười với Mạnh Quỳnh, Hoàng Hà - Avin Lu

Nga Cao

Nga Cao

Sử dụng chất liệu hài hước pha trộn cùng thể loại tuổi mới lớn (coming of age) một cách duyên dáng, phim Điều ước cuối cùng chinh phục nhiều bộ phận khán giả.

Dưới đáy hồ: Khi Drag queen trở thành linh hồn của câu chuyện

Thành Phát

Thành Phát

Dưới đáy hồ ra mắt đúng vào Tháng Tự Hào, như gửi gắm nhẹ nhàng sâu sắc: những chất liệu queer trong điện ảnh Việt không cần phải gồng lên để chứng minh điều gì

Karen Nguyễn trong Dưới đáy hồ: "Của hiếm" của màn ảnh Việt

Nga Cao

Nga Cao

Màn thể hiện của Karen Nguyễn trong phim kinh dị truyền thuyết đô thị 2025 “Dưới đáy hồ” để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem.

3 lý do nên xem phim kinh dị truyền thuyết đô thị Dưới đáy hồ

Nga Cao

Nga Cao

“Dưới đáy hồ” là tác phẩm kinh dị nặng đô đầy chiều sâu của bộ đôi từng làm nên thành công của Tết ở làng địa ngục hay Kẻ ăn hồn.