x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Bom tấn

Điện Thoại Đen: Phản diện trong phim còn hiền chán so với truyện gốc

Wukong 15:00 - 27/06/2022

Có lẽ đây là “năm vàng” của Ethan Hawke khi anh đảm nhiệm liên tiếp nhiều vai phản diện. Điển hình là nhân vật vua Aurvandill (The Northman), tội thần Arthur Harrow (Moon Knight) và sự xuất hiện đầy ấn tượng với những mặt nạ của kẻ phản diện trong The Black Phone.

Là tác phẩm mới nhất của đạo diễn Scott Derrickson, được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của tiểu thuyết gia Joe Hill, The Black Phone mang màu sắc kinh dị, siêu nhiên kể về hành trình trốn thoát khỏi căn hầm quỷ quái của cậu bé Finney Shaw. Lấy bối cảnh vào những năm 1978 tại vùng Bắc Denver, nhiều vụ biến mất không rõ nguyên do của trẻ em đã gieo rắc nỗi sợ cho cả thị trấn.

Một ngày nọ, Finney đang trên đường đi học về, cậu gặp một gã mặt đầy bột trắng, tự nhận bản thân là ảo thuật gia và muốn trổ tài cho cậu xem. Nhưng Finney không ngờ đó chính là cái bẫy mà tên phản diện đã bày ra khiến cậu trở thành nạn nhân tiếp theo của hắn. Bị đẩy vào một căn hầm cách âm, một chiếc điện thoại đen bất ngờ trở thành “phao cứu hộ” khi những lần đổ chuông đều là giọng nói chỉ dẫn đường trốn thoát cho Finney từ những cô, cậu bé trước đó đã rơi vào tay tên phản diện.

>>> Xem thêm: Black Phone: Jumpscare hiệu quả, phản diện xây dựng chưa "đủ đô"

Chính vì là tác phẩm được chuyển thể lại từ cuốn tiểu thuyết của Joe Hill, con trai ông hoành kinh dị Stephen King, Wukong khá tò mò muốn biết liệu bộ phim của Derrickson có bao nhiêu phần trăm hư cấu và nguồn gốc thật sự của tên phản diện The Grabber như thế nào. Nếu bạn không sợ bị spoil thì kéo xuống đọc tiếp nhé!

Nguồn gốc của tên phản diện - The Grabber

Dưới ngòi bút của Joe Hill, tên phản diện The Grabber thật sự còn đáng sợ hơn trong phim nhiều. Hắn tên là Al, ngoại hình mập mạp, Finney gặp anh ta trong một lần tình cờ khi hắn làm rơi đồ trên xe, cậu bé chỉ muốn giúp nhưng lại vô tình bị hạ gục và đẩy lên xe. Trong cơn mê, Finney nhận ra hắn chính là tên đang bị truy nã trong 1 năm qua vì những tội ác gây ra tại thị trấn.

Vì sợ sẽ có kết cục như những nạn nhân khác, Finney đành làm theo lời hắn, sống dưới căn hầm cách âm, tay chân bị khóa lại và không thể làm gì hơn ngoài việc chờ hắn “xả cơn giận”. 

Ai đã giúp Finney trong The Black Phone?

Cũng giống như trong phim, Finney nghe thấy tiếng đổ chuông của một chiếc điện thoại màu đen tại đó. Vì nó không có dây kết nối nên Al luôn sợ hãi mỗi khi có tiếng chuông điện thoại reo, hắn nghĩ có thế lực vô hình nào đó tồn tại ở đây. Khác với trong phim, nhân vật phản diện này phá hết tất cả điện thoại trong nhà vì một lý do nào đó mà hắn cực kỳ sợ nghe tiếng chuông điện thoại.

Khi Finney nhấc máy lên, giọng nói bên kia là Bruce, cậu bé chính là người đấu bóng chày cùng Finney trước khi còn sống. Chính vì điều này đã khiến anh chàng một phen “thần hồn át thần tính”. Và khác với trong phim, khi lần lượt các cuộc gọi của mỗi nạn nhân đều đổ chuông và giúp Finney, thì trong truyện lại chỉ có duy nhất Bruce là người gọi đến. Cậu bé cũng chỉ cách Finney sử dụng chiếc điện thoại và đổ đầy cát để làm nó nặng hơn mà chiến đấu với Al.

Bên cạnh đó, tên của em gái Finney không phải là Gwen, mà là Sunnah. Cô bé có khả năng thần giao cách cảm, nhìn thấy được những manh mối dẫn đến nơi anh trai bị nhốt. 

Điều gì xảy ra với tên phản diện trong truyện?

Khác với trong phim, em trai của phản diện không phải là một tên có vấn đề về đầu óc và cũng không có khả năng lần theo các manh mối, tự điều tra và biết được căn nhà của mình chính là “sào huyệt” của anh trai. Dưới ngòi bút của Joe Hill, em trai tên phản diện chỉ cố gọi Al đi làm vì không thấy hắn ta đâu. Anh bèn đi xuống căn hầm và phát hiện Finney tại đây. Lúc này Al từ trên bước xuống, nhận ra các kế hoạch của mình bị lộ, hắn tác động vật lý em trai mình bằng chiếc rìu trong nhà.

Tuy nhiên hắn lại âm mưu đổ lỗi cho Finney, nghe theo lời dặn của Bruce, cậu bé sử dụng trang bị có sẵn trong tay và liên tiếp ra đòn với Al cho đến khi hắn ngất đi.

Tới đây mình có thể thấy, thực tế bộ phim của Scott Derrickson đã làm khác đi nhiều với cốt truyện ban đầu của Joe Hill. Mình nghĩ một phần là đạo diễn muốn tăng phần kịch tính cho cái kết của The Black Phone, mặt khác là tạo nhiều hiệu ứng và kết quả từ sự giúp đỡ của những nhân vật khác.

Mình không rõ là Finney sống dưới căn hầm ấy bao nhiêu ngày, nhưng theo những gì bộ phim The Black Phone mô tả thì tính sinh tồn lại được thể hiện nhiều hơn trong truyện. So với cốt truyện chính, mình chỉ thấy được Bruce là người duy nhất giúp Finney chứ không phải Robin hay các nhân vật khác.

>>> Xem thêm: Phản diện trong Điện Thoại Đen và Ông Ba Bị của Sinister là một?

Hơn nữa, Joe Hill đơn thuần tạo một cái kết là Finney chiến đấu hết sức để giành lại sự sống cho bản thân. Khi tiếng chuông điện thoại cuối cùng reo lên, cậu bé đưa cho tên phản diện nghe và giọng của tất cả những đứa trẻ vắng số trước đó đều đồng loạt bảo rằng: “Thời mày tới rồi con ạ”, chế nhạo đủ kiểu cho đến khi hắn “ngủm”.

Finney trở về và tung tất cả sự thật về tên phản diện, kể lại cho mọi người trong thị trấn nghe tội ác của hắn ta. Tất nhiên giống như trong phim, cậu lại trở thành người hùng dưới cái nhìn đầy hâm mộ của bạn bè ở trường.

Cá nhân Wukong thấy khi The Black Phone được chuyển thể thành phim dưới bàn tay của Scott Derrickson, câu chuyện của Finney không đơn thuần chứa đựng những điều kinh dị, siêu nhiên như tiểu thuyết của Joe Hill, mà hơn hết là khả năng sinh tồn, vượt qua những thất bại. Bởi sau nhiều lần tìm cách thoát khỏi căn hầm ấy, cậu đều thất bại và nhận ra mọi thứ chỉ thật sự sẵn sàng khi bản thân dám đứng lên đối mặt, một mình vượt qua. Đó là lý do mình nghĩ vì sao bộ phim The Black Phone không để một nạn nhân hỗ trợ Finney mà phải liên tiếp nhiều nạn nhân.

* Bài viết của Wukong chia sẻ tại box Phim chiếu rạp

Nếu bạn yêu thích thể loại kinh dị, siêu nhiên , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim The Black Phone? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Lindo

Lindo

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.

Lan Phương bụng bầu 6 tháng, rạng rỡ trong ngày ra mắt phim Kẻ Ăn Hồn

Đức Nguyên

Đức Nguyên

Vượt qua nhiều vòng kiểm định chặt chẽ, Kẻ Ăn Hồn cũng đã chính thức được công chiếu tại các rạp trong toàn quốc, phục vụ những fan của dòng phim kinh dị.

Người Mặt Trời: Được đánh giá giống Chạng Vạng nhưng vẫn có điểm riêng

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim Người Mặt Trời gợi nhắc đến siêu phẩm Hollywood Twilight trên một số phương diện, nhưng vẫn có những điểm riêng biệt để tạo ra dấu ấn riêng.

"Các bậc cao niên" diễn xuất đỉnh làm bảo chứng cho Kẻ Ăn Hồn

Đức Nguyên

Đức Nguyên

NSND Ngọc Thư, NSƯT Chiều Xuân và nghệ sĩ Viết Liên, những "cây đa cây đề" màn ảnh Việt tiếp tục xuất hiện trong Kẻ Ăn Hồn sau Tết Ở Làng Địa Ngục.

Thảm đỏ Người Mặt Trời: Chi Pu - Trịnh Thảo so kè độ vẻ quyến rũ

Hải Lệ

Hải Lệ

Tại buổi họp báo Người Mặt Trời, Chi Pu, Thuận Nguyễn, Trần Ngọc Vàng, Trịnh Thảo đón chào những khách mời đầu tiên khám phá thế giới ma cà rồng.