x

Đăng nhập

Comming soon...

Rình Sao

Khác

Chủ nghĩa hoàn hảo đã khiến chúng ta "đánh mất chính mình" như thế nào

Trương Di 23:15 - 20/04/2022

Nguồn gốc của chủ nghĩa hoàn hảo luôn nằm trong trí tưởng tượng, trong đó chúng ta có thể dễ dàng liên tưởng đến một hình ảnh về trạng thái lý tưởng của tất cả mọi việc, so với sự khó khăn khủng khiếp khi tự mình đưa trạng thái đó thành hiện thực. Căn bệnh của chủ nghĩa hoàn hảo được thể hiện trong khoảng cách giữa sứ mệnh cao quý và thực tế tầm thường của chúng ta.

Chủ nghĩa hoàn hảo đề cập đến “trạng thái lý tưởng” của mọi thứ

1. Đừng tự hành hạ bản thân

Đến cuối cùng thì vấn đề của chúng ta không nảy sinh từ tình yêu của bản thân đối với những lý tưởng hoàn mỹ. Nó nằm ở xu hướng thiếu thận trọng trong việc sử dụng năng lượng để đạt được những mục tiêu cần thiết. Chúng ta thiết lập đích đến của mình ra sao, cả về thời gian lẫn công sức, phụ thuộc rất lớn vào việc nắm bắt đúng mức độ khó vốn có của bất kỳ nhiệm vụ nào. Nếu ta nhận thức được một sự kiện yêu cầu quá trình đặc biệt gian khổ để có thể với đến, ta sẽ không hoảng sợ khi những nỗ lực đầu tiên của mình diễn ra một cách chậm chạp và yếu ớt. 

Tiêu chuẩn cao sẽ trở thành kẻ thù khi ta nghĩ rằng điều gì đó phải diễn ra dễ dàng hơn đáng kể so với thực tế. Do đó, chúng ta coi những cuộc đấu tranh của mình là dấu hiệu cho sự kém cỏi hơn là một phần tất yếu của một hành trình dài khắc nghiệt. 

 Tiêu chuẩn cao là kẻ thù của người tìm kiếm những thành tựu lớn

Chủ nghĩa hoàn hảo chỉ là một vấn đề bởi vì chúng ta đã quá cố gắng trước khó khăn chứ không phải vì chúng ta đang đặt ra những mục tiêu quá cao. Thật bất ngờ khi bản thân tưởng tượng mình có thể viết được một cuốn tiểu thuyết tuyệt hay chỉ trong vòng sáu tháng, hoặc có một sự nghiệp rực rỡ ở tuổi ba mươi, hay đã tự tìm ra cách để có một cuộc hôn nhân viên mãn. 

Nó sẽ bắt đầu hành hạ tâm trí chúng ta khi bản thân thiếu thông tin về những người khác đã phải làm việc chăm chỉ như thế nào và họ đã phải chịu đựng gian khổ bao nhiêu trước khi đạt được ý tưởng về sự hoàn hảo của họ. 

Khi đó, chúng ta sẽ không trở thành những cá nhân cầu toàn thiếu kiên nhẫn cùng với sự hiểu biết, mà sẽ là những con người kiên cường luôn tìm kiếm sự xuất sắc. Vấn đề không phải vì chúng ta hướng đến sự hoàn hảo, đó là bởi bản thân không xác thực được một ý tưởng chính xác nào về những gì thực sự đòi hỏi tính hoàn hảo trọn vẹn.

 Thành công của một người không thể hiện ra trên bề mặt của họ

2. Cái bẫy của chủ nghĩa hoàn hảo

Chúng ta thường hướng đến một nghề nghiệp cụ thể vì bản thân đã bị ấn tượng sâu sắc bởi thành tích của những học viên thành công nhất trong lĩnh vực đó. Ta hình thành tham vọng của mình bằng cách chiêm ngưỡng những công trình kiến ​​trúc tuyệt đẹp của các kỹ sư được giao nhiệm vụ thiết kế sân bay mới của thành phố; hoặc theo dõi các giao dịch liều lĩnh của nhà quản lý quỹ giàu có nhất Phố Wall; bằng cách đọc các phân tích của tiểu thuyết gia văn học nổi tiếng hoặc nếm thử các bữa ăn ngon trong nhà hàng của một đầu bếp từng được bầu chọn là xuất sắc nhất thế giới. 

Ta phác thảo các kế hoạch nghề nghiệp của mình trên cơ sở hoàn thiện. Sau đó, được truyền cảm hứng từ các bậc thầy, rồi thực hiện những bước đầu tiên của riêng mình và rắc rối bắt đầu từ đây. 

Lộ trình thăng tiến nghề nghiệp không bao giờ giống với những gì chúng ta phác thảo trên giấy

Những gì chúng ta đã cố gắng thiết kế, hoặc những việc đã làm trong tháng đầu tiên khởi sự kinh doanh, hoặc viết một câu chuyện ngắn mở đầu cho cuốn tiểu thuyết mơ ước… đều diễn ra thấp hơn so với tiêu chuẩn của việc khơi dậy tham vọng đầu tiên trong tiềm thức. Cuối cùng, ta lại càng ít có khả năng chịu đựng sự tầm thường và thấp kém do chính mình tạo ra.

Chúng ta bị mắc kẹt trong một nghịch lý khó chịu: tham vọng đã được đánh thức bởi sự vĩ đại, nhưng mọi thứ chúng ta biết về bản thân đều chỉ ra sự kém cỏi bẩm sinh. Chúng ta đã rơi vào cạm bẫy hoàn hảo, được định nghĩa là một sức hút mạnh mẽ đối với sự lý tưởng, rút ​​ngắn bất kỳ sự hiểu biết cần thiết nào của một người trưởng thành hoặc điều kiện đủ về những gì cần thiết để đạt được nó. Thực tế thì toàn bộ diễn biến tâm lý đó chủ yếu không phải là lỗi của chúng ta. Không có bất kỳ thứ gì tiết lộ ra điều này để ta có thể nhận thức được nó. 

 Chủ nghĩa hoàn hảo cũng giống như một cái bẫy

Phương tiện truyền thông đại chúng luôn ca ngợi hàng triệu cuộc đời không có gì nổi bật và nhiều năm thất bại, bị từ chối và thất vọng ngay cả ở những người đã có được thành tích tốt - để phục vụ cho sự lựa chọn nghề nghiệp đỉnh cao của đại bộ phận người xem tin tức. Nghe có vẻ như thể ‘mọi người’ đều thành công một cách dễ dàng và chúng ta đã quên hình dung ra đại dương của nước mắt và sự tuyệt vọng nhất thiết phải bao quanh họ trong những bước đầu chập chững khởi nghiệp. 

Quan điểm của chúng ta không đồng nhất bởi vì bản thân biết rất rõ những cuộc đấu tranh của chính mình xuất phát từ bên trong, nhưng lại tiếp xúc với những câu chuyện về thành công rõ ràng “không hề đau đớn” ở bên ngoài. 

 Truyền thông đại chúng cũng trực tiếp đặt ta vào cạm bẫy của chủ nghĩa hoàn hảo

Chúng ta không thể tha thứ cho chính mình về sự khủng khiếp của những bản nháp ban đầu của chúng ta - phần lớn là vì chúng ta đã không nhìn thấy những bản nháp ban đầu của những bản mà chúng ta ngưỡng mộ. Ta không thể tự tha thứ cho những khuyết điểm tồi tệ chỉ bởi vì ta không biết các sai sót ban đầu của người mà chúng ta luôn ngưỡng mộ. Thế nên con người cần một bức tranh rõ ràng hơn về bao nhiêu khó khăn nằm đằng sau tất cả những gì chúng ta muốn phấn đấu. 

Ví dụ, đừng nên nhìn vào các kiệt tác nghệ thuật trong viện bảo tàng. Hãy đến xưởng vẽ và ngắm nghía những phiên bản đầu tiên được hình thành trong đau khổ, tàn tạ và tuyệt vọng, những hình ảnh mờ nhạt trên trang giấy nơi người nghệ sĩ đã gục ngã và khóc rất nhiều. Có thể tìm hiểu xem câu chuyện tình thất bại của một nhà văn đoạt giải Nobel đã diễn ra trong cảnh bi tráng như thế nào trước khi ông ấy hoàn thành tác phẩm để đời của mình sau vài mươi năm dài đằng đẵng.

 Đừng chỉ nhìn vào bề nổi mà đánh giá cả quá trình sáng tạo nghệ thuật

Kết: Chúng ta cần nhận ra vai trò chính đáng và cần thiết của sự thất bại, cho phép bản thân làm những việc không hoàn hảo trong một thời gian rất dài, như một cái giá mà ta không thể tránh khỏi khi phải trả cho cơ hội lớn là đến một ngày nào đó trong nhiều thập kỷ ở tương lai, một điều gì đó vĩ đại sẽ xảy ra mà người khác coi chúng ta là những kẻ thành công tự phát.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Lee Dong Wook và những anh chồng đảm hiếm có khó tìm trong Kbiz

Thích Mỹ Nam

Thích Mỹ Nam

Đây là những quý ông 10 điểm của Kbiz, không chỉ kiếm tiền giỏi, đẹp trai hoàn hảo mà lại còn chuẩn chồng đảm của hội chị em nữa chứ.

Rộ tin “thánh nam” Won Bin làm nông dân “trồng rau nuôi cá”

Thích Mỹ Nam

Thích Mỹ Nam

Sau 13 năm không đóng phim, cũng không có ý định tái xuất, mới đây thông tin mới nhất của Won Bin lại làm cộng đồng mạng sôi nổi bàn tán.

Con gái Chân Tử Đan và dàn "tinh nhị đại" nổi tiếng nhất Hoa ngữ

Tiểu Vũ Khứ Linh

Tiểu Vũ Khứ Linh

Trong dàn “tinh nhị đại” này, con gái của Từ Hy Đệ và Nhậm Đạt Hoa được đánh giá cao nhất về nhan sắc và tương lai.

Gong Hyo Jin - Lee Min Ho: Cặp siêu sao không đóng phim là "buông thả"

Mỳ Quảng

Mỳ Quảng

Mỗi khi Lee Min Ho và Gong Hyo Jin không đóng phim, đi vào trạng thái nghỉ ngơi là họ sẽ chẳng quan tâm hình tượng gì nữa đâu.

Bạch Lộc và dàn sao Hoa ngữ gây cười vì cách tạo dáng "ố dề"

Tiểu Vũ Khứ Linh

Tiểu Vũ Khứ Linh

Cùng muốn tạo điểm nhấn nhờ cách tạo dáng, nhưng vì “cố quá thành quá lố” mà dàn sao này làm trò cười cho mọi người.

Lâm Tâm Như, Trần Kiều Ân và sao Cbiz qua tuổi 40 mới chịu lấy chồng

Tiểu Vũ Khứ Linh

Tiểu Vũ Khứ Linh

Đây chính là những ngôi sao Hoa ngữ kết hôn ở tuổi tứ tuần vẫn viên mãn. Họ là minh chứng cho câu nói: "Không sợ kết hôn trễ, chỉ sợ cưới nhầm người".