x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Khác

Chuyện Ma Giảng Đường: Thứ đáng sợ nhất không phải là những hồn ma

Wukong 13:35 - 30/07/2022

Một tác phẩm điện ảnh được làm theo hình thức tuyển tập khiến mình luôn tìm sự liên kết, xâu chuỗi các câu chuyện lại với nhau, đặc biệt hầu hết các tác phẩm kinh dị luôn tạo nên những sự kỳ bị trong tình huống mà các nhân vật trải qua. Để rồi, đằng sau đó, mình thấy được hàng vạn vấn đề mà nhà làm phim muốn gửi đến.

Chuyện Ma Giảng Đường Học Kỳ 2 cũng vậy, yếu tố kinh dị không chỉ dừng lại ở bối cảnh và cốt truyện, mà còn lại thông điệp xoay quanh vấn đề: “Khi ta trưởng thành, thứ đáng sợ nhất chẳng còn là những hồn ma”.

Last Cheer - Lời Động Viên Cuối Cùng

Last Cheer kể về cặp bạn thân Maysa và Tai, họ đều là những sinh viên năm nhất đang trong quá trình tham gia nghi lễ Hazing, do các sinh viên năm cuối tổ chức. Thoạt nhìn thì đây là một nghi thức bắt buộc của hầu hết các trường đại học bên Thái, nhưng nó vô tình lại chính là cách chia rẽ nội bộ thông qua văn hóa “ma cũ” - “ma mới”.

Trong quá trình tham gia nghi thức, Maysa đã vô tình nhìn thấy những thứ “không nên thấy”. Điều này khiến cô không ngừng hoảng sợ, làm cho không khí nghi thức căng thẳng hơn và mọi người bắt đầu xem Maysa “chướng tai gai mắt”.

Không những không bảo vệ bạn mình, Tai còn chối bỏ luôn khả năng của bản thân, vì thật chất cả Maysa và Tai đều có thể nhìn thấy thực thể siêu nhiên như nhau. Chính vì vậy, Maysa đành tự kết liễu bản thân bằng cách gieo mình từ tầng thượng xuống đất. Điều này gây ám ảnh cho Tai mãi mãi.

Cá nhân Wukong nghĩ thông điệp mà nhà làm phim muốn gửi đến ở câu chuyện này khá rõ ràng, vấn đề chỉ xoay quanh việc chấp nhận sự khác biệt của bản thân và bị cô lập với một đám đông chỉ vì điều đó. 

Ngay từ đầu cả Maysa và Tai đều được “nhá hàng” là những người có khả năng đặc biệt. Tuy nhiên cách nhà làm phim nói giảm nói tránh bằng việc đưa những bí mật của họ vào, đôi lần khiến mình hiểu nhầm rằng cả hai đang trong mối quan hệ đồng giới. 

Nhưng may thay, vấn đề của Maysa phần nào lại cho mình thấy khía cạnh khác của câu chuyện khi việc bị cô lập trong một tập thể chỉ vì sự khác biệt, không đồng nhất với mọi người, nó trở nên xấu xí và thảm bại đến mức nào. Hơn nữa, người bạn thân nhất của mình cũng không dám chấp nhận bản thân cô ấy, dẫn đến việc Tai sẵn sàng chối bỏ Maysa trước toàn thể sinh viên trong nghi thức ấy.

>>> Xem thêm: Chuyện Ma Giảng Đường: Hồi hộp nhưng cũng không quên tấu hài

Wukong nghĩ chính hậu quả nặng nề ấy đã vô tình dẫn đến sự ra đi của Maysa, sự tiếp tay của Tai đã khiến Maysa mất lòng tin vào thế giới này. Chính vì vậy cô mới nói: “Sau này có nhìn thấy tớ, cậu cũng đừng phớt lờ tớ như vậy”.

“C” Bed - Giường C

Câu chuyện lấy bối cảnh tại một trường cao đẳng đào tạo các sinh viên ngành y, Tan là một trong những sinh viên có niềm đam mê mãnh liệt với nghề. Vì những yêu cầu xoay quanh đạo đức hành nghề, sức khỏe của cậu lại không cho phép Tan tham gia vào môi trường này.

Tuy nhiên, Tan vẫn luôn tìm cách giấu tất cả mọi người, kể cả Taeng - bạn gái mình. Truyền thuyết xoay quanh chiếc giường C tại căn phòng Tan ở chính là mấu chốt lớn của câu chuyện lần này.

Người ta đồn rằng mỗi năm vào ngày kỷ niệm thành lập trường, linh hồn ấy sẽ quay về ngủ trên chiếc giường đó. Chính vì vậy, chẳng ai dám ở lại trường vào ngày lễ ấy, ngoại trừ Tan.

So với câu chuyện đầu tiên, thông điệp của câu chuyện Giường C mình đánh giá khá khó hiểu hơn vì cách sắp xếp tình huống và vấn đề nhân vật Tan gặp phải, nhà làm phim xây dựng khá lòng vòng và uẩn khúc. 

Mãi cho đến khi Tan bị thực thể siêu nhiên ám liên tục, cậu mới đọc tuyên ngôn và bộ quy tắc đạo đức hành nghề y mà trường cung cấp. Chính lúc này, mình mới hiểu rõ mấu chốt chính của câu chuyện.

Thật ra mọi thứ đều bắt nguồn từ Tan, bởi cậu không biết yêu thương bản thân mình, như Tai ở câu chuyện Last Cheer, cậu luôn chối bỏ bệnh tình và giấu giếm, không dám đối mặt với sự thật. Thử hỏi cái tâm của người làm y để đâu khi bản thân mình không biết quý trọng, không biết yêu thương, thì làm sao có thể cán đán và chăm sóc sức khỏe cho những người khác.

Wukong thấy nội dung chủ chốt của câu chuyện này tập trung trực diện vào những kẻ có kiến thức, có tài nhưng lại không có đạo đức, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình. Cách ẩn dụ linh hồn của người sinh viên cũ, như một cách phản chiếu tương lai của Tan.

The Abandoned - Người Bị Ruồng Bỏ

Câu chuyện cuối cùng mang phong cách hoàn toàn khác với 2 câu chuyện đầu, bối cảnh chính xoay quanh một tòa nhà khoa học cũ đã bị bỏ hoang vì nhiều lời đồn cho rằng nơi đó toàn những thứ “không sạch sẽ”. 

Đã nhiều năm chẳng có sinh viên nào bén mảng. Cho đến một ngày, Golf – một cậu trai trẻ đến trường trả đồ cho chị gái Meen, đã vô tình đi lạc.

Mình thấy mặc dù The Abandoned xây dựng tình huống như một “parody hài”, nhưng cốt truyện vẫn có thông điệp sau đó hoàn toàn. Sự áp lực về nền kinh tế và những áp đặt từ phía phụ huynh, gia đình, đã đẩy vô số sinh viên vào con đường không có lối thoát, khiến họ phải đối mặt với hai vấn đề lớn. 

>>> Xem thêm: Chuyện Ma Giảng Đường: Tưởng xu cà na ai ngờ ổn áp

Thứ nhất là tai tiếng từ người khác, lời chế giễu từ người thân, hoặc là họ sẽ làm chuyện dại dột để kết liễu cuộc sống phiền phức này.

Cười đó nhưng câu chuyện thứ cuối cùng lại cho mình nhiều suy nghĩ về vấn đề khi trưởng thành, thứ ta đối mặt không còn là nỗi sợ vô hình như lúc nhỏ ta thường hay sợ, mà chính là bản thân và cuộc sống xung quanh.

Nhân vật Golf là đại diện cho kiểu người không đi theo con đường học hành, nhưng lại có hướng phát triển riêng và lối suy nghĩ khác biệt. Đôi khi sự khác biệt ấy, phá vỡ mọi quy tắc lại vô tình giúp cậu trở nên thông minh hơn trong mắt người khác, bằng chứng là những pha xử lý tình huống khi gặp “con mả con ma” đã giúp cậu tiễn ba nàng về “dinh”.

Bên cạnh đó, mình thấy bộ lễ phục tốt nghiệp trong phim cũng là một hình ảnh ẩn dụ cho sức mạnh mù quáng mà bất kỳ phụ huynh nào cũng muốn con mình mặc nó lên người

Đánh giá chung

Nếu nhìn dưới góc độ xã hội học, Wukong thấy Chuyện Ma Giảng Đường Học Kỳ 2 chính là những vấn đề mà xã hội đang phải quan tâm ngày nay, lấy bối cảnh học đường làm chủ đạo, mình xem nó như là một tế bào của xã hội, thiết chế chính trong việc thiết lập trật tự của xã hội. Đây chính là điều mình nhận ra sau khi phim, thứ đáng sợ nhất không phải là những hồn ma, mà là sự trưởng thành!

* Bài viết của Wukong chia sẻ tại box Mọt phim Review

Tuyển tập những câu chuyện kinh dị, phim ma học đường , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Chuyện Ma Giảng Đường Học Kỳ 2? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.

Một Mình Vẫn Ổn't: Tình đầu tan chảy chậm rãi với nhiều dư vị

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim gây ấn tượng với cốt truyện đơn giản nhưng gởi gắm nhiều thông điệp sâu sắc cùng hương vị tình đầu tan chảy chậm rãi trong từng thước phim.

Đế chế Napoleon: Thiên sử thi hoành tráng nhưng còn nhiều thiếu sót

Nga Cao

Nga Cao

Joaquin Phoenix đầy mê hoặc khi hóa thân thành hoàng đế nước Pháp lừng danh trong siêu phẩm của Ridley Scott - Đế chế Napoleon.

Cô giáo em là số một: Thiện chiến thắng ác trong môi trường học đường

Nga Cao

Nga Cao

Cô Giáo Em là Số 1 - Brave Citizen: Quá trình “thực hiện công lý” của cô giáo trung học mang đến cho khán giả những cảm xúc sảng khoái và dễ chịu.

Yêu Lại Vợ Ngầu: Tiếng cười cũ kĩ, Kang Ha Neul là điểm cộng

Nga Cao

Nga Cao

Câu chuyện phim Yêu Lại Vợ Ngầu đem lại tiếng cười đơn giản và gần gũi với người xem, dù vẫn còn nhiều lỗ hổng trong kịch bản.