x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Âu Mỹ

Đêm Trói Buộc: Phim kinh dị dành cho người có óc tưởng tượng

Xì Bàng 15:00 - 16/03/2022

Tôi vừa xem xong Đêm Trói Buộc (The Night), phim có thời lượng 105 phút và mang đến những trải nghiệm khá hấp dẫn.

Đêm Trói Buộc là tác phẩm hợp tác sản xuất giữa Mỹ và Iran. Được cầm trịch bởi đạo diễn Kourosh Ahari, phim mang đậm chất hoài cổ như chính những câu chuyện trong Nghìn Lẻ Một Đêm. 

Tôi cũng chỉ mới kịp xem qua Những Đứa Trẻ Thiên Đường (1997) của Majid Majidi và Đêm Trói Buộc nữa là hai bộ. Cảm quan chung về cả hai bộ phim là đều mang một màu sắc rất Iran, một sắc thái không thể trộn lẫn với nền điện ảnh nào khác. Với vốn văn hóa từ lâu đời của quốc gia Trung Đông này, Những Đứa Trẻ Thiên Đường hay Đêm Trói Buộc đều không chú trọng các yếu tố twist, jump-scare nặng về chiêu trò mà gợi mở nhiều cách hiểu cho khán giả như truyện ngụ ngôn. 

Đêm Trói Buộc kể về hai vợ chồng người Iran nhập cư đến Mỹ là Babak (Shahab Hosseini) và Neda (Niousha Noor). Sau buổi tiệc tại nhà bạn, họ trở về nhà cùng con gái nhỏ. Không may thay trên đường đi do la bàn bị hư, vợ chồng lục đục cãi vả nên họ quyết định nghỉ lại một khách sạn gần đó. Từ lúc bước chân vào khách sạn Normandie, cả hai đã trải qua những trải nghiệm quỷ dị kinh hoàng nhất.

Chưa kể đến yếu tố kinh dị, Đêm Trói Buộc đã khai thác câu chuyện hôn nhân của Babak và Neda vô cùng đắt giá. Không biết hữu ý hay ngẫu nhiên mà tựa đề dịch sang tiếng Việt - Đêm Trói Buộc quá phù hợp với câu chuyện hôn nhân của cả hai nhân vật này. Đêm quỷ dị tại Normandie là phép thử cho tình yêu của cặp đôi. Ở cạnh người bạn đời có quá nhiều bí mật quả là sự trói buộc đến kinh hoàng. Những bí mật ấy khiến đối phương trở nên mất lòng tin, đêm tối nào cũng sẽ trói buộc tâm hồn người bạn đời. 

>>> Xem thêm: The Night: Đêm kinh hoàng không hồi kết trong khách sạn ma ám

Babak vốn là người đàn ông có phần gia trưởng và thường xuyên cãi nhau với vợ. Neda là nhân vật đáng thương khi thường xuyên bị ức chế. Với motif khách sạn kinh dị mà nhiều phim trước đã làm như Psycho, The Shining, đạo diễn dễ dàng khai thác yếu tố không gian để gợi ra sự u tối. 

Toàn bộ các khung hình đều sử dụng những gam màu không thể tối hơn, gợi ra sự ám ảnh về mặt thị giác như đen, nâu, đỏ trầm, xanh lơ. Tuy là khách sạn có tên nhưng mọi thứ vô cùng mơ hồ, các góc quay như phủ một màn sương khiến người xem chẳng biết đây là không gian ảo hay thật. 

Qua việc sử dụng các khoảng không gian hẹp đến mức khó thở như cầu thang, hành lang hay chi tiết tấm gương, đạo diễn dường như khiến người xem quên đi mất khái niệm thời gian. Chỉ có những khoảng hẹp và tối nối dài nhau làm cho nhân vật đi hoài không hết. Đêm Trói Buộc vì vậy cũng trở nên bất tận như chính câu nói ở poster phim: “The Night - It Never Ends”. 

Phim cũng khai thác sâu khái niệm “doppelganger” (tạm dịch: người song trùng) nghĩa là người giống bạn hoàn toàn, đó có thể là người sống hoặc người đã khuất. Theo quan niệm của nhiều nền văn hóa, đây là điềm xúi quẩy vì người song trùng đó có thể là hồn ma của chính bạn, cả hai không thể cùng xuất hiện mà phải một mất một còn. 

Điều này thể hiện rõ qua chi tiết Babak thường xuyên xuất hiện với những phân cảnh bên chiếc gương. Chiếc gương là biểu tượng để anh soi xét những điều bí mật sâu thẳm bên trong nhưng cũng là cánh cổng tâm linh dẫn dắt những thế lực kì bí xuất hiện. Hình ảnh chú mèo đen cũng là yếu tố văn hóa Iran đặc trưng được đạo diễn lồng ghép. 

>>> Xem thêm: Đêm Trói Buộc: Tài tử nổi tiếng nhất Iran đóng vai chính

Vì các diễn viên đều là Iran nên ngôn ngữ sử dụng trong phim là tiếng Ba Tư khiến người xem có phần lạ lẫm. Tuy nhiên, nếu để ý kĩ và phân tích sâu thì lời thoại phim gửi gắm nhiều tầng bậc, tùy vào cảm nhận và trải nghiệm hôn nhân của mỗi người xem. Như đã nói, phim như truyện ngụ ngôn về hôn nhân của các cặp đôi. Càng khó mở lòng thì cuộc hôn nhân càng ngày càng trở nên xa cách.

Đêm Trói Buộc là phim đòi hỏi ở người xem trí tưởng tượng nếu đã quen với những màn jump-scare kinh điển của James Wan, tuy nhiên, thành công của đạo diễn Kourosh Ahari là tạo nên nét riêng không thể trộn lẫn cho dòng phim kinh dị Iran. Thú thật, so với những màn jump-scare của phim kinh dị trời Tây, Xì Bàng lại thích kiểu gợi ra rùng rợn kiểu này hơn, vì các đồ vật bình thường gây ám ảnh dài lâu còn hơn quỷ hiện hình. 

Bạn nghĩ thế nào về bộ phim này, chia sẻ cảm nhận bên dưới nhé. 

*Bài viết của Xì Bàng gửi về DienAnh.Net.

Xem đầy đủ thông tin về Đêm Trói Buộc tại Thư Viện Phim.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.

Một Mình Vẫn Ổn't: Tình đầu tan chảy chậm rãi với nhiều dư vị

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim gây ấn tượng với cốt truyện đơn giản nhưng gởi gắm nhiều thông điệp sâu sắc cùng hương vị tình đầu tan chảy chậm rãi trong từng thước phim.

Đế chế Napoleon: Thiên sử thi hoành tráng nhưng còn nhiều thiếu sót

Nga Cao

Nga Cao

Joaquin Phoenix đầy mê hoặc khi hóa thân thành hoàng đế nước Pháp lừng danh trong siêu phẩm của Ridley Scott - Đế chế Napoleon.

Cô giáo em là số một: Thiện chiến thắng ác trong môi trường học đường

Nga Cao

Nga Cao

Cô Giáo Em là Số 1 - Brave Citizen: Quá trình “thực hiện công lý” của cô giáo trung học mang đến cho khán giả những cảm xúc sảng khoái và dễ chịu.

Yêu Lại Vợ Ngầu: Tiếng cười cũ kĩ, Kang Ha Neul là điểm cộng

Nga Cao

Nga Cao

Câu chuyện phim Yêu Lại Vợ Ngầu đem lại tiếng cười đơn giản và gần gũi với người xem, dù vẫn còn nhiều lỗ hổng trong kịch bản.