x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Việt

Soi diễn xuất của dàn sao nhí trong Trạng Tí Phiêu Lưu Ký

Hoa Le 11:20 - 02/05/2021

Giữa một rừng phim bom tấn giật gân, Trạng Tí là tác phẩm hiếm hoi dành cho thiếu nhi. Bỏ qua những drama, lùm xùm bên lề, ở góc độ là một mọt phim, tôi đánh giá đây là bộ phim ở mức ổn dành cho khán giả nhí. Và một trong những yếu tố tỏa sáng nhất của Trạng Tí mà tôi không ngờ tới chính là dàn diễn viên nhí. Trong bài viết này, hãy cùng tôi điểm lại màn thể hiện xuất sắc của dàn diễn chính để thấy được đây là yếu tố đã cứu vớt ngoạn mục cho một kịch bản nhiều khiếm khuyết, và tôi là Hoa Lê - người sẽ đồng hành cùng các bạn trong chuyên mục Phim Chiếu Rạp. 

Trạng Tí là bộ phim lấy cảm hứng từ bộ tứ đình đám Tí - Sửu - Dần - Mẹo của Thần Đồng Đất Việt. Tuy nhiên, khác với truyện của họa sĩ Lê Linh, Trạng Tí kể về mẹ Tí - cô Hai Hậu (Oanh Kiều) có mang sau khi ngủ quên trên 1 tảng đá nên cậu không có cha. Điều này khiến cậu bị bạn bè trêu chọc, mỉa mai. 

Chính vì thế, Tí và 3 người bạn quyết đi tìm thầy Thích Thông Tuệ ở chùa Phật Quang để hỏi về cha của cậu vì nghe tin thầy sư này cái gì cũng biết. Trên đường đi, 4 đứa trẻ gặp những rắc rối và bị tướng cướp Ba Ba bắt cóc để giải câu đố ở đền Thần Hổ và chiếm kho báu quý giá. Nội dung phim khá đơn giản, ít cao trào nhưng vẫn lồng ghép nhiều thông điệp ý nghĩa về tình bạn, tình gia đình, đòi hỏi dàn sao nhí vừa phải hồn nhiên, vui vẻ, vừa thể hiện được nội tâm sâu sắc. 

Tí - Hữu Khang 

Sau khi tham gia Hai Phượng, Hữu Khang được đích thân Ngô Thanh Vân mời vào vai chính Tí trong dự án phim Trạng Tí. Mặc dù Tí của phiên bản điện ảnh không được thông minh và sắc bén như trong truyện, nhưng tôi vẫn có thể chấp nhận được bởi đây là khuyết điểm của kịch bản chứ không phải của bé Hữu Khang. 

Đảm nhận trọng trách là làm toát lên cái cốt cách trí tuệ của Tí, nên sao nhí tập trung trong các phân đoạn giải câu đố và ít lời thoại hay hành động thể hiện sự hài hước. Không biết có phải vì Tí bị đạo diễn khóc nhiều quá không, mà tôi cảm giác cậu bé thường chỉ nhăn nhó trong các cảnh đòi hỏi độ sâu về cảm xúc. Bên cạnh đó, Hữu Khang được biên kịch gửi gắm khá nhiều câu nói về cuộc sống, con người mặc dù có nghĩa ý nhưng không phù hợp với lứa tuổi. 

Sửu - Bảo Tiên 

Kể từ sau vai Trà Long (Mắt Biếc) hồi bé, tôi đã để ý cô bé Bảo Tiên rất nhiều. Sự cố gắng hòa vào vai Sửu bánh bèo, điệu đà nhưng mau nước mắt của cô bé hết sức thành công. Giọng nói, biểu cảm của Bảo Tiên khiến tôi chỉ muốn gói con bé mang về nhà. 

Cách thể hiện tình bạn của Sửu đôi khi còn giả trân, do lời thoại quá kịch nhưng nét mặt của cô bé không nói vậy. Từ những cảnh cười cho đến phân đoạn khóc lóc, chiếm phần lớn, Bảo Tiên đều xử lý gọn gàng, vừa đủ. Sau Mắt Biếc Song Song rồi giờ là Trạng Tí, tôi nhận thấy diễn xuất của cô bé ngày càng tiến bộ và hoàn toàn có tiềm năng tỏa sáng trong tương lai.  

Dần - Hoàng Long 

Mẹ của sao nhí Hoàng Long còn từng thú nhận vai Dần như đo ni đóng giày cho con trai bởi ở ngoài đời cậu bé cũng ham ăn, hậu đậu hệt như nhân vật trong phim. Dẫu vậy nhưng cậu bé vẫn khiến khán giả phải thương yêu vì sự thật thà và thương người. 

Cậu bé biết nghĩ cho mẹ, nhận mình ăn cắp gà dù bản thân không làm để mẹ không buồn. Rồi khi Tí buồn, Dần sẽ ra để an ủi bạn. Thấy Mùi không có chỗ để về, Dần không ngần ngại đề nghị đưa cô bé về làng Phan Thị với mình. 

Sự đáng yêu của Dần còn thể hiện ở những câu thoại hài hước. Cậu bé không dưới một lần chọc cười khán giả với sự hồn nhiên và gương mặt tỉnh bơ của mình. 

>>> Xem thêm: Trạng Tí Phiêu Lưu Kí: Nội dung đơn giản nhưng không tệ như đồn đoán

Mẹo - Đức Anh

Thế nhưng mặc cho sự thông minh của Tí, điệu đà của Sửu, hài hước của Dần thì Mẹo mới là trùm cuối của bộ tứ huyền thoại này. Cậu bé Đức Anh khiến tôi và nhiều khán giả bấn loạn. Không thể nào phủ nhận rằng, chính Đức Anh là nhân tố hút fan ầm ầm và làm lu mờ bạn diễn, kể cả nam chính - Tí. Đến cả đạo diễn Phan Gia Nhật Linh cũng phải thừa nhận may mắn vì gặp được Đức Anh, cậu có khả năng diễn xuất và phong độ ổn định nhất cả dàn cast nhí. 

Với Mẹo, cậu bé biết cách làm khán giả như tôi hài lòng bằng sự biến thiên rất mượt trong cảm xúc, lúc thì buông lời trêu chọc bạn bè với ánh mắt bất cần đời kiểu con nhà giàu, khi thì ngại ngùng và lo lắng hết mực cho bạn. Biểu cảm của cậu bé này cũng vô cùng thú vị. Chỉ với một vài lời thoại hài hước, cậu bé đã khiến cả rạp cười bò. Mặc dù Dần cũng là nhân vật có nhiều câu thoại gây cười nhưng Mẹo mới là trùm tấu hài. 

Mùi - Kim Thư

Vừa hóa thân vào nhân vật nam, Kim Thư vừa phải vào vai nữ và làm gián điệp cho cha nuôi Ba Ba. Song cô bé vẫn khiến tôi dễ chịu với sự chuyển biến trong nhân vật của mình. Khoác bên ngoài là vẻ ngoài thô bạo như người cha tướng cướp, Múi sẵn sàng đi đường quyền với Mẹo và Dần, rồi thậm chí còn cầm tóc của Sửu để trêu chọc. Nhưng sâu bên trong, Mùi là cô bé thương Ba Ba, coi cha nuôi nuôi. 

Phân cảnh khiến mình xúc động nhất hóa ra không phải của Tí với mẹ mà là Mùi với cha nuôi. Cô bé yêu người cha nuôi của mình như ruột thịt, sẵn sàng lao vào hang Thần Hổ để giải câu đố, giúp cha lấy ngọc với hy vọng mở được kho báu và cha sẽ không phải sống vất vả, bị khinh thường. Về những phân cảnh tình cảm, đòi hỏi sức nặng và chiều sâu về cảm xúc thì rõ ràng Kim Thư làm tốt hơn Hữu Khang. 

Tiểu Tị - Hoàng Duy 

Nhân vật tiểu sư trong Trạng Tí gây ấn tượng với tôi bằng những màn võ thuật đỉnh cao, ngang ngửa với Thích Tiểu Long hồi đó. Sau khi tìm hiểu thì tôi mới biết đây là vai diễn đầu tay của cậu bé. Nhưng tất cả các cảnh võ thuật đều được Hoàng Duy thực hiện mà không cần đóng thế. Thời điểm phim bấm máy, cậu bé này đã học taekwondo được 4 năm, bảo sao mà võ công đỉnh đến vậy. 

 >>> Xem thêm: Thiên Thần Hộ Mệnh, Scandal và các phim kinh dị đình đám của Victor Vũ

Phần after credit cuối phim còn hé lộ Tiểu Tị là người giữ viên ngọc vàng, tương tự với viên ngọc đỏ mở cánh cửa hang Thần Hổ. Sau đó cậu bé chạy ra khỏi hang, ngoái lại nhìn thầy Thích Thông Tuệ, ánh mắt như đang muốn nói điều gì đó. Chi tiết này hé lộ rằng cậu bé này có năng lực thần bí nào đó, có thể Tiểu tị là hậu duệ của Thần Hổ hoặc sẽ là nhân tố tiềm năng trong phần phim tiếp theo. 

Nhìn chung, diễn xuất của dàn sao nhí của Trạng Tí là một điểm sáng, gây ấn tượng với người xem. Nếu có một lý do nào đó để bạn ra rạp và xem phim thì chỉ có thể là thế lực nhí này thôi. 

Phim Chiếu Rạp là chuyên mục mà chúng mình khai thác đặc thù về tất cả các phim đã đang và sắp chiếu. Nơi bạn có thể tìm kiếm mọi thứ về điện ảnh từ các bài tham khảo, phân tích, đánh giá, nhận định đến bàn tán, cung cấp thông tin… một cách nhanh chóng, chính xác và dễ hiểu nhất. Là một “mọt phim” có tâm, chúng mình sẽ mang đến cho các bạn những bài viết hay và thú vị nhất.

Đừng quên theo dõi fanpage DienAnh.Net để cập nhật tin tức mới nhất về làng giải trí nhé!

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.