x

Đăng nhập

Comming soon...

Rình Sao

Khác

3 câu chuyện Thiền đáng suy ngẫm: Hiểu rõ để thấu suốt tâm trí mình

Trương Di 22:00 - 09/08/2021

Nếu ta hiểu hạnh phúc như là một quá trình cân bằng nội tâm, không buồn, không vui, không lo âu, sợ hãi và không hy vọng cũng không thất vọng thì thiền định thực sự có thể giúp chúng ta hạnh phúc. - Trương Di

Câu chuyện thứ nhất:

- Theo con vàng và bùn đất thứ gì quý hơn? - Thiền sư hỏi một cô gái.

- Tất nhiên là vàng rồi thưa thầy. - Cô gái đáp.

Thiền sư cười lớn rồi bảo: “Nếu con là một hạt giống, liệu điều đó có còn đúng chăng? Vạn vật đều có công dụng và giá trị riêng của nó, chúng ta đừng vội kết luận rằng thứ này có ích hơn thứ kia, người này đáng quý hơn người khác”.

 Dẫu vàng có quý đến đâu, một hạt mầm sẽ luôn cần bùn đất.

Hãy giữ cho tâm mình được trong sạch và bình đẳng trước vạn vật. Một khi tâm trí đã có ý định so sánh thiệt hơn, so đo tính toán, điều đó có nghĩa rằng bản ngã của ta vẫn còn rất nặng, không thể thấu suốt được sự tình đúng hay sai. Dẫn đến một lối sống mất cân bằng và gây ra nhiều hành động đáng tiếc. Cũng tương tự như vậy, vui sướng hay khổ đau là do sự lựa chọn của bạn

Câu chuyện thứ 2:

Một cô gái tới tham vấn thiền sư: “Thưa thầy, có người khen con thông thái, có người lại cho rằng con thực sự ngốc nghếch, vậy con nên nghe theo ai?”.

Thiền sư đáp: “Nên nghe theo ai ư, vậy con nghĩ sao về bản thân mình?”

 Giữ lương tâm thuần khiết, như một búp sen đá, kiên định, vững vàng.

“Một nắm gạo trước mắt bà nội trợ sẽ trở thành bát cơm chín, nhưng một nhà buôn rượu sẽ nhìn ra nó là lít rượu mà ông ấy sắp bán. Tuy nhiên, thực chất nó vẫn chỉ là nắm gạo mà thôi. Con là người như thế nào bản thân con nên tự ý thức về mình, sao phải nghe theo ai đó nhận xét làm gì?”

Hãy làm chủ cuộc sống của bạn. Đừng vội trôi mình theo chiều gió, cũng đừng để ai phải phán xét bản thân trong khi họ có đời sống riêng của họ và những mối bận tâm không cần thiết với cuộc sống của người khác. Để tâm trí cuốn theo những lời nói và hoàn cảnh bên ngoài là đánh mất đi sự tự tôn với chính mình. Hãy sáng suốt trước những lời nhận xét của mọi người về bạn và cũng đừng vội cho rằng người này xấu, người kia tốt. Sự thật chưa hẳn đã như chúng ta nghĩ. 

 Dù phục vụ cho mục đích gì, thì một nắm gạo cũng chỉ đơn giản là gạo mà thôi.

Câu chuyện thứ 3:

Cô gái hỏi thiền sư: “Thưa thầy, làm sao một người có thể vừa làm hài lòng bản thân mà cũng khiến cho người khác được vui vẻ?” Thiền sư đáp: “Có bốn trạng thái giúp con người đạt đến cảnh giới diệu ảo như vậy:

Thứ nhất, hãy “đối đãi bản thân như người khác”, như vậy sẽ gạt bỏ được cái tôi ích kỷ cá nhân.

Thứ hai hãy “đối đãi người khác như chính mình”, như vậy là đạt được lòng từ bi, lương thiện.

Thứ ba “hãy đối đãi mọi người như nhau” để có thể đạt tới cảnh giới cao nhất của trí huệ.

Và cuối cùng “hãy hiểu đúng chính mình” để hoàn toàn thấu suốt sự giải thoát.

 "Hãy hiểu đúng chính mình."

Cách chúng ta nhìn nhận những sự kiện là cách mà ta thể hiện con người mình ra bên ngoài. Còn cách chúng ta nhìn nhận bản thân như thế nào thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.- Trương Di

Thực chất, con người luôn có xu hướng đối chiếu những sự việc xảy ra bên ngoài với bản thân của mình và đó là lúc để bản ngã (hay cái tôi) của chúng ta được bộc lộ rõ ràng. Ta thường cho mình là trung tâm của vũ trụ, là tâm điểm để người khác phải hướng vào và coi trọng. 

 Cách ta nhìn nhận bản thân mình ra sao mới là điều quan trọng nhất.

Chúng ta thường nhìn nhận sự việc qua lăng kính của riêng mình còn người khác thấy sự việc đó diễn ra như thế nào thì cũng mặc kệ vì chúng chẳng ảnh hưởng gì đến cách mà ta cảm nhận về ngoại cảnh. Từ đó sẽ xuất hiện những cảm tính chủ quan được bộc lộ thông qua biểu cảm của chúng ta mà hai trạng thái lo âu, sợ hãi là tiêu biểu nhất. 

Mặt khác, ta lo lắng không biết người khác đang nghĩ gì về mình, họ đang phán xét những sai trái gì từ hành động của mình hay họ đang có mưu kế gì để hủy hoại sự thành công của mình. Ta lo rằng mình sẽ mất đi vị trí quan trọng trong lòng một ai đó và bắt đầu nghi ngờ người khác, nghi ngờ chính bản thân mình.

 Thói quen đối chiếu sự vật, hoàn cảnh bên ngoài với tâm trí khiến chúng ta luôn cảm thấy lo lắng, bất an.

Cho dù chúng ta khó có thể thay đổi được những sự kiện đã xảy ra, những hoàn cảnh và những con người đã đến và đi trong cuộc đời ta, nhưng thông qua trạng thái tỉnh thức sáng suốt liên tục trong đời sống hằng ngày, ta dễ dàng thay đổi được cách mà bản thân tiếp đón và cảm nhận về các sự vật, hiện tượng đó. 

Hay nói cách khác, chúng ta thay đổi được cách nhìn của mình về những gì đã xảy ra trong cuộc đời, từ đó biết làm sao để chấp nhận mọi biến động thật nhẹ nhàng, chứ không còn phó mặc cho ngoại cảnh mặc nhiên tác động lên tâm thức và lôi kéo ta đi theo những gì mà nó tạo ra.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Lee Dong Wook và những anh chồng đảm hiếm có khó tìm trong Kbiz

Đây là những quý ông 10 điểm của Kbiz, không chỉ kiếm tiền giỏi, đẹp trai hoàn hảo mà lại còn chuẩn chồng đảm của hội chị em nữa chứ.

Rộ tin “thánh nam” Won Bin làm nông dân “trồng rau nuôi cá”

Sau 13 năm không đóng phim, cũng không có ý định tái xuất, mới đây thông tin mới nhất của Won Bin lại làm cộng đồng mạng sôi nổi bàn tán.

Con gái Chân Tử Đan và dàn "tinh nhị đại" nổi tiếng nhất Hoa ngữ

Trong dàn “tinh nhị đại” này, con gái của Từ Hy Đệ và Nhậm Đạt Hoa được đánh giá cao nhất về nhan sắc và tương lai.

Gong Hyo Jin - Lee Min Ho: Cặp siêu sao không đóng phim là "buông thả"

Mỗi khi Lee Min Ho và Gong Hyo Jin không đóng phim, đi vào trạng thái nghỉ ngơi là họ sẽ chẳng quan tâm hình tượng gì nữa đâu.

Bạch Lộc và dàn sao Hoa ngữ gây cười vì cách tạo dáng "ố dề"

Cùng muốn tạo điểm nhấn nhờ cách tạo dáng, nhưng vì “cố quá thành quá lố” mà dàn sao này làm trò cười cho mọi người.

Lâm Tâm Như, Trần Kiều Ân và sao Cbiz qua tuổi 40 mới chịu lấy chồng

Đây chính là những ngôi sao Hoa ngữ kết hôn ở tuổi tứ tuần vẫn viên mãn. Họ là minh chứng cho câu nói: "Không sợ kết hôn trễ, chỉ sợ cưới nhầm người".