x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Việt

Review Nghề Siêu Dễ: Cú twist vội vàng tưởng mới mẻ hoá vô lý

Hoa Le 14:30 - 28/04/2022

Hiếm có bộ phim Việt nào lại có thể làm tôi cười nhiều đến như vậy. Đến tận lúc bước ra khỏi rạp, Nghề Siêu Dễ vẫn làm tôi không ngừng nhớ về những miếng hài duyên dáng, rồi tự cười một mình. Nếu ở thời điểm hiện tại, bạn hỏi tôi nên đi xem phim nào để giải trí, xả stresss, tôi sẽ mạnh dạn gợi ý bộ phim mới này của đạo diễn Võ Thanh Hoà.

Cộp mác remake nhưng không hề lười biếng, ăn sẵn

Không khó để tôi nhận ra ngay từ khi xem trailer , Nghề Siêu Dễ được remake từ siêu phẩm ăn khách Hàn Quốc - Extreme Job (Nghề Siêu Khó). Sẽ không ngoa nếu như tôi nói đạo diễn Thanh Hoà cùng biên kịch đã “gắp” những miếng ngon nhất bỏ vào mâm nhà mình. Từ ý tưởng cớm ngầm dấn thân vào kinh doanh nhà hàng, chỉ để phục vụ mục đích ngụy trang và điều tra kẻ thủ ác, Nghề Siêu Dễ vẫn giữ nguyên tinh thần cốt lõi và ý tưởng hay nhất của bản gốc. Và không thể bỏ qua cú twist cuối phim, khi các nhân vật phụ vốn ngày bán đồ ăn, đêm bắt kẻ ác lại toàn những người xuất chúng, tài giỏi. 

Tuy nhiên, theo như nhà sản xuất Thu Trang chia sẻ, cô và ê-kíp của mình đã chỉnh sửa lại hoàn toàn kịch bản, để biến nó thành một phiên bản thuần Việt nhất có thể. Song tôi đoán một phần rằng, sự chỉnh sửa kịch bản này có liên quan đến vấn đề kiểm duyệt. Rõ ràng công việc của các nhân vật chính đều khá nhạy cảm, nên buộc lòng, các nhà làm phim phải chỉnh sửa lại toàn bộ phim, biến “biệt đội” (trong bản gốc) thành những thành phần đầu đường xó chợ, phá làng phá xóm (như ở bản remake).

Tôi thấy cái hay của việc thay đổi nội dung này đó chính là giúp tác phẩm vừa được ra rạp một cách thuận lợi, vừa mang đậm chất Việt trong đó. Quán gà rán của Hàn Quốc biến thành tiệm cơm tấm Bụi tre mộc mạc tại Việt Nam. Chính sự chỉnh sửa thoại này khiến cho các lời thoại được thay đổi rất nhiều, đa dạng hơn, những mảng miếng hài siêu gần gũi, duyên dáng, chỉ cần nhìn vào là biết đây là Việt Nam. 

Thu (Thu Trang), Phú (Kiều Minh Tuấn), Vinh (Huỳnh Phương) không ngừng văng “tục ngữ” mỗi lần cãi lộn, hở ra một chút là đòi đụng chân đụng tay đúng kiểu thanh niên choai choai đường phố Việt. Nếu Phú tự hào bản thân tính nhẩm nhanh, “có ăn có học hơn” vì đã được kinh qua lớp bổ túc, thì Vinh lại là ông thần đỏ đen, trong túi luôn có bộ 52 lá, chỉ cần hở ra là mở sòng tại chỗ dù trong quán ăn hay ngay giữa vỉa hè. Rồi đến cả tên trùm Hoàng (Tiến Luật) cũng chẳng có vẻ ngầu lòi cần thiết, mà đam mê nhảy múa, coi vũ sư là đam mê, lúc nào cũng nhún nhảy, cử chỉ điệu bộ hết sức “bông tím”. 

>>> Xem thêm: Đêm Tối Rực Rỡ: Ý tưởng hay đấy nhưng cứ lộn xộn, lê thê

Tuy nhiên, chính sự thay đổi kịch bản này cũng khiến cho phim gặp những bất cập. Bước qua hồi 2, tôi thấy rõ sự loay hoay của biên kịch khi xử lý khối lượng nhân vật không hề nhỏ, mà ai cũng đóng vai trò quan trọng trong mạch truyện chính. Chắc chắn đến đây, các fan của kịch bản gốc sẽ cảm thấy bất mãn vô cùng. Bởi vốn dĩ các nhân vật chính không phải cớm xịn, mà chỉ là những thanh niên phá xóm làng, bất hảo. Ban đầu, họ chỉ được cái “võ miệng”, làm gì cũng vụng về, ngây ngô, chuyên làm việc phạm pháp. Ấy thế mà đến cuối khi bóc mẽ lý lịch của họ như một cú bẻ lái cực căng, té ra Thu - Phú - Vinh lại toàn những siêu sao võ thuật, thể thao, ai cũng xuất chúng như chỉ vì một chấn thương mà bỏ nghề. 

Sự vội vã kết thúc phim ở hồi cuối khiến tôi khá hụt hẫng, cảm thấy phim quá gấp gáp và xử lý vấn đề chưa thực sự thuyết phục. Vậy là thành ra, bộ phim có mở đầu đầy hứa hẹn, nhưng cú twist lửng lơ, vô lý, tâng bốc các nhân vật quá đà, thiếu cơ sở. 

Thu Trang - Kiều Tuấn - Huỳnh Phương gánh team, làm lu mờ của Hứa Vĩ Văn 

Sau khi xem xong phim, tôi còn nghĩ liệu nhà sản xuất có làm phim riêng cho bộ ba Phú - Vinh - Thu không nhỉ. Họ chẳng những hài hước, thú vị mà còn có quá khứ hết sức đặc biệt và còn khai thác được rất nhiều. Sự khéo léo, duyên dáng của Thu Trang và Kiều Minh Tuấn thì khỏi phải bàn rồi. Họ tung hứng miếng nào là tôi phải cười bò ngả nghiêng miếng đó. 

Nhưng nhân tố khiến tôi bất ngờ nhất đó chính là Vinh của Huỳnh Phương. Ban đầu, tôi đã lo ngại cho nam diễn viên trẻ, chưa đóng phim điện ảnh quá nhiều sẽ phải “bơi” ra sao giữa một dàn ngôi sao phòng vé siêu khủng, có tiếng như vậy. Vậy mà có ngờ đâu, Huỳnh Phương duyên dáng, vào vai ngọt một cách bất ngờ thông qua biểu cảm siêu ngơ ngác. 

Vai diễn của Tiến Luật cũng xuất sắc không kém, anh giống như gã trùm đa nhân cách, lúc thì đồng bóng “bông tím”, khi thì lạnh lùng, gian xảo mỗi lần ra tay. Ấn tượng nhất với tôi chắc là phân cảnh Hoàng (Tiến Luật) kêu đàn em xử lý đám giang hồ quậy phá trước tiệm cơm tấm của ông Thái (Hứa Vĩ Văn), nhưng cuối cùng cả lão đại và thuộc hạ đều bị cho ăn hành túi bụi, chỉ biết ra tín hiệu ét o ét. Hồi đầu, tôi còn băn khoăn không biết Hoàng là trùm “mai thuý” hay là “trúa hề” nữa. 

Chính vì dàn diễn viên xuất sắc ngoài sức mong đợi mà nam chính Hứa Vĩ Văn bị làm lu mơ hẳn luôn. Xem từ đầu tới cuối, tôi thấy nhân vật này chỉ là một người bố ích kỷ, hay lo chuyện bao đồng, nóng vội, luôn nhận phần đúng về mình. Khi ông quát nhóm Thu - Vinh - Phú vì không bỏ vốn mà đòi có cổ phần trong quán cơm, tôi thấy ông Thái quá vô lý bởi bộ 3 bất hảo kia đang bị chính ông lợi dụng làm bức bình phong, họ cũng đã cố gắng làm ăn chăm chỉ, hoàn lương, để tốt theo đúng lời ông mong muốn, vậy ông còn đòi hỏi gì nữa. Việc ông Thái đưa ra những trò oái oăm để nhằm khiến quán bớt đông hơn, nhưng không đưa ra lý do, chẳng khác nào động tới miếng cơm manh áo của họ. Nên khi bộ 3 nổi đoá, đòi bỏ đi thì tôi nghĩ chẳng có gì sai. Mỗi tội ông Thái là nam chính, nên dù đúng hay sai thì ông vẫn luôn là người được mọi người xin lỗi. 

Rồi đến khi đi bắt kẻ ác, để bị đồn là kẻ có vấn đề về tâm lý, khiến con gái xấu hổ với bạn bè, ông vẫn già mồm cãi, cho rằng bản thân là người hùng, đang làm điều đúng đắn mà ai cũng cần. Rốt cuộc, việc bắt Hoàng cũng chỉ là để trả tư thù năm xưa, nhưng đã khiến bao người tổn thương. Nhưng về phía nam chính, mãi đến cuối, lúc thập tử nhất sinh ông mới nói lời xin lỗi với con gái, còn với những người khác thì tuyệt đối không.

Nhân vật đã vô lý, ức chế mà lối diễn của Hứa Vĩ Văn cũng nhạt nhoà. Cảnh cảm xúc với con gái - bé Thanh Mỹ không tới, cứ sến sẩm làm sao. Còn cảnh hành động, mặc dù được mệnh danh là vua lì đòn nhưng Thái múa võ như tập dưỡng sinh, chậm chạp vô hồn. Có lẽ Thái chỉ có thể tốt hơn Mèo và cô trợ lý của Hoàng - 2 nhân vật đơ cứng và phụ nhất trong phim.

>>> Xem thêm: Nghề Siêu Dễ: Phim "trúa hề" mấy má ơi, miếng hài quăng là dính

Dĩ nhiên, Nghề Siêu Dễ không phải phim siêu tốt, siêu hoàn hảo. Nhưng thời điểm hiện tại, tôi thấy đây là bộ phim Việt ổn nhất, giải trí nhất, hài hước nhất và rất đáng để thưởng thức. 

*Bài đóng góp của Hoa Lê gửi về DienAnh.Net.

Đừng quên theo dõi fanpage DienAnh.Net để cập nhật tin tức mới nhất về làng giải trí nhé!

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Dưới đáy hồ: Khi Drag queen trở thành linh hồn của câu chuyện

Thành Phát

Thành Phát

Dưới đáy hồ ra mắt đúng vào Tháng Tự Hào, như gửi gắm nhẹ nhàng sâu sắc: những chất liệu queer trong điện ảnh Việt không cần phải gồng lên để chứng minh điều gì

Karen Nguyễn trong Dưới đáy hồ: "Của hiếm" của màn ảnh Việt

Nga Cao

Nga Cao

Màn thể hiện của Karen Nguyễn trong phim kinh dị truyền thuyết đô thị 2025 “Dưới đáy hồ” để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem.

3 lý do nên xem phim kinh dị truyền thuyết đô thị Dưới đáy hồ

Nga Cao

Nga Cao

“Dưới đáy hồ” là tác phẩm kinh dị nặng đô đầy chiều sâu của bộ đôi từng làm nên thành công của Tết ở làng địa ngục hay Kẻ ăn hồn.

Dưới Đáy Hồ: Không dành cho người trốn tránh bản thân

Minh Anh

Minh Anh

Phim “Dưới Đáy Hồ” là một bước đột phá của điện ảnh kinh dị Việt Nam với đề tài song trùng tâm lý hiếm gặp, tạo ra trải nghiệm mới mẻ cho khán giả.

Until Dawn (Bí Mật Kinh Hoàng): Khi nỗi sợ đến từ người bên cạnh bạn

Thành Phát

Thành Phát

Until Dawn khiến khán giả không chỉ sợ những gì trong bóng tối, mà còn rùng mình trước ánh sáng mờ ảo của những mối quan hệ tưởng như an toàn.

Hành trình tái sinh của những “Anh tài” trong “Mưa Lửa”

Thành Phát

Thành Phát

“Mưa Lửa - Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai Movie” không phải một phim concert, không phải phim trình diễn.