x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Việt

Rừng Thế Mạng Tà Năng - Phan Dũng: Người đến, người đi và người ở lại

NNgân 09:00 - 01/01/2022

Cho những ai chưa biết, Rừng Thế Mạng là tác phẩm điện ảnh tiếp theo của đạo diễn “kinh dị” Trần Hữu Tấn và nhà sản xuất Production Q, sau thành công của phim Bắc Kim Thang vào năm 2019. Bộ phim khai thác câu chuyện sinh tồn xoay quanh khu rừng cao nguyên hoang sơ, hùng vĩ, đầy thách thức đối với dân trekking, đó là Tà Năng - Phan Dũng. Đây được xem là một điểm đen của các trekker, đúng như tên gọi Rừng Thế Mạng

>> Xem thêm: Trần Phong: Với Rừng Thế Mạng, tôi không còn là Dũng “Mắt Biếc”

Thuộc thể loại kinh dị tâm lý sinh tồn giật gân, với bối cảnh mới lạ cùng câu chuyện gây tranh cãi, bộ phim ngay từ khi công bố đã khiến tôi tò mò rất. Hơn cả thế, việc chọn dàn diễn viên hoàn toàn mới vào phim cũng là điều khiến tôi thắc mắc. Tôi tự hỏi một bộ phim có đề tài lạ, không có ngôi sao, lại có yếu tố sinh tồn chưa từng xuất hiện trước đây tại Việt Nam, liệu có thành công?

Thôi thì trước khi giải đáp thắc mắc đó, các bạn hãy cùng tôi điểm qua những dấu ấn đặc sắc về kịch bản của Rừng Thế Mạng nhé!

Ở rừng, phải theo luật rừng

Các bạn cũng biết, ván game sinh tồn nào cũng có luật riêng. Ở rừng phải theo luật rừng. Luật rừng chỉ những nguyên tắc bất thành văn khi đi rừng mà ai cũng phải tuân thủ nếu không muốn nhận phải những trái đắng. Đi rừng nên đi theo đoàn, không tự ý tách đoàn, đi theo những tuyến đường mòn định sẵn chứ không đi vào những con đường chưa ai đặt chân vì dễ bị lạc, quấy rối thần rừng. Hơn nữa, đi rừng luôn phải có người thông hiểu địa hình dẫn đường và chuẩn bị kỹ càng lương thực, thực phẩm, thuốc men và một sức khỏe đủ tốt để đi rừng.

Vậy mà trong phim, nhóm bạn thân gồm Kiên (Huỳnh Thanh Trực), Bách (Trần Phong), Khanh (Thùy Anh), Ngọc (Thùy Dương), Phước (Nguyễn Phước Lộc) cùng trưởng đoàn - Hoàng (Lê Quang Vinh) đi phượt ở Tà Năng - Phan Dũng, lại không hề để tâm tới chuyện đó. 

Trước chuyến đi họ giao phó hết trách nhiệm cho Hoàng chăm lo mọi thứ. Nhưng đến lúc bắt đầu thì Kiên lại nghi hoặc liệu Hoàng có đủ kinh nghiệm dẫn tour hay không? Bách là bạn thân của Kiên, nhưng lại nhu nhược, hơn nữa còn “liếc mắt đưa tình” với người yêu của Kiên là Khanh. Còn Khanh và Ngọc lại là những người vô tư châm thêm dầu vào lửa trong suốt chuyến đi. Từ đó, mâu thuẫn như tấm áo khoác đi phượt bị đốm lửa nghi kỵ loang dần, lớn dần, rồi đốt cháy sợi dây liên kết giữa cả nhóm, đẩy tất cả mọi người vào nguy hiểm.

Cái hay của kịch bản là đã khéo léo giới thiệu được sự thân thiết của đám bạn ngay từ đầu, sau đó bộc lộ ra những mâu thuẫn vốn có, tạo nên sự đen tối dần của câu chuyện mà nút thắt là sự trừng phạt của thần rừng trút lên họ - Kiên và Bách mất tích.

Cái giá quá đắt phải trả cho vi phạm “luật rừng”

Nếu đã phạm luật, cuộc chơi nào cũng phải có hình phạt. Kiên đã buộc phải bước vào một tình thế sinh tử, nơi cậu phải dùng hết bản năng và kiến thức để sinh tồn trong một khu rừng lạnh lẽo khi hết thức ăn, nước uống. Khung cảnh ăn những thức ăn mà ngày thường ta không dám đụng đến, uống nước mưa, tự xử lý vết nhiễm trùng được diễn viên Thanh Trực tự diễn tạo ra cảm giác chân thật đến nổi da gà.

Rõ ràng Huỳnh Thanh Trực tuy là cái tên mới nhưng không hề… tay mơ. Anh phải trải qua những cảnh quay nhịn đói, nhịn khát, thậm chí là những đoạn tâm lý “nặng đô” hơn thế để nhập vai nhân vật Kiên, một thanh niên đang bị hoảng loạn với những cơn ảo giác vì cuộc đấu sinh tồn khắt nghiệt, mang lại hiệu ứng vô cùng ám ảnh. 

Không chỉ vậy, Kiên còn bị ma đưa lối, quỷ dẫn đường, quay về với những kỷ niệm đau đớn của quá khứ đã khiến cậu gần như bỏ cuộc trong tình thế mà ranh giới giữa sống và chết rất mong manh. Những câu chuyện được giấu kín tưởng đã dần lãng quên thì ra vẫn luôn ở đó. Khu rừng cùng sự hiu quạnh, cô độc chính là môi trường tuyệt hảo khiến cho những góc tối trong Kiên được phơi bày trần trụi và buộc cậu phải đối diện với những cảm xúc đó của mình. Đứa trẻ bên trong anh đang kêu gào vì quá đau đớn về thể xác, giày vò trong tâm can. 

Thực sự nếu kịch bản không thể hiện tới mức đó, thật khó để người xem hình dung được sự đau khổ, khó khăn của nhân vật, cũng như sự khắc nghiệt của tự nhiên. Tôi thấy các phân cảnh gai góc, chân thật và kinh dị này giúp người xem hoàn toàn được trải nghiệm sự hồi hộp như hòa vào nhịp thở, chạy theo bước chạy của nhân vật chính, cũng như đồng điệu được những nỗi đau, những vết lòng bên trong anh. 

Nhận xét thêm, tôi thấy yếu tố kinh dị không được chú mục, khai thác quá sâu. Điển hình như, bóng dáng hồn ma của Bách chỉ xuất hiện một vài phân cảnh ngắn, nhường chỗ cho sự đấu tranh tâm lý nội tại của Kiên hay hiểu sâu hơn là tâm ma của Kiên. 

Yếu tố giật gân - kinh dị đã làm nền cho một bộ phim nặng về tâm lý nhân vật. Tuy có những nét tương đồng với vụ việc của Thi An Kiện, bộ phim hoàn toàn được viết độc lập mà không tham khảo hay lấy chất liệu từ vụ việc. Các yếu tố về vụ việc của Thi An Kiện đều không được đưa lên phim, mà chỉ đơn thuần là một câu chuyện có chứa đựng yếu tố tình cảm bạn bè, gia đình.

Đi để sống, sống để tiếp tục đi

“Có người đến, có người đi, có người ở lại” - câu hát của Đen Vâu vô tình là một lựa chọn hoàn hảo cho nhạc phim của Rừng Thế Mạng. Câu hát đã ngầm tiết lộ cái kết của bộ phim, cũng là cái giá đắt nhất mà một vị khách phải trả cho việc đi vào rừng mà trái luật rừng. Tà Năng - Phan Dũng đã chọn được người ở lại, khu rừng đã chọn được người thế mạng cho những người trước. 

Thế nhưng, không hẳn khu rừng lấy đi tất cả của Kiên mà cho cậu lại một bài học: hãy tha thứ cho quá khứ và sống hết mình cho những điều quý giá ở thực tại. Trải qua những thời khắc sinh tử, Kiên là người hiểu rõ hơn hết sự cái giá của sinh mệnh. Dù có đi đâu, bạn bè và người thân vẫn sẽ luôn ở bên và dang rộng vòng tay sau mỗi chuyến đi cậu trở về, dù là người cha từng đối xử không tốt với con, hà khắc hay người mẹ đã mất. Dù trong rừng hay đã được ra khỏi, cậu vẫn phải tiếp tục đi để sống, và cứ sống để tiếp tục đi.

Tạm khép

Rừng Thế Mạng vẫn còn một vài điểm chưa hợp lý trong việc xây dựng tâm lý các nhân vật, như cách Kiên hay cộc cằn với chính người yêu của mình, hay sự phi logic về việc cả nhóm đi trekking nhưng lại thiếu kiến thức sinh tồn cũng như tuyến nhân vật Ngọc chưa được xử lý trọn vẹn. 

Tuy nhiên, tôi đây xứng đáng được ghi nhận là một tác phẩm về đề tài sinh tồn đầu tiên ở Việt Nam phải xem nha mọi người. Bộ phim gây xúc động, để lại cảm xúc mạnh mẽ cho khán giả với phần hình ảnh được đầu tư chỉn chu, âm nhạc xuất sắc và nhất là thần thái, diễn xuất của dàn cast trẻ chân thực, rung động.

Nói chung, về mặt thông điệp, đi tìm lại phần “người” khi phần “con” vẫn đang đấu tranh để sống sót thật không phải điều dễ dàng. Thế nhưng, Rừng Thế Mạng đã trả lời câu hỏi về phần con người trong Kiên rất hoàn chỉnh, có khuyết thiếu và có cả sự chữa lành. Cho nên cá nhân tôi thấy, Rừng Thế Mạng không chỉ là một hành trình đấu tranh để tồn tại với thiên nhiên, mà còn là hành trình đấu tranh để tìm lại sự bình yên của chính mình. 

Hiện tại, theo tôi được biết, Rừng Thế Mạng đã có lịch khởi chiếu từ ngày 31.12.2021. Các bạn có thể tranh thủ “đặt gạch” từ bây giờ nha! Có thể nói phim “mở hàng” cho phim rạp trong nước mình sau một kỳ nghỉ dịch căng thẳng. Tôi rất hy vọng ekip sẽ đạt được doanh thu thật hoành tráng. 

Rừng Thế Mạng khởi chiếu ngày 31.12. 2021. Tác phẩm lấy bối cảnh tại Tà Năng - Phan Dũng, cung đường phượt nổi tiếng nằm ở ba tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận. Trên hành trình, phượt thủ Kiên (Huỳnh Thanh Trực) bị lạc đoàn, phải đơn độc trải qua cuộc chiến sinh tồn giữa rừng. Kịch bản được truyền cảm hứng từ những chuyến đi của đạo diễn Trần Hữu Tấn và những người bạn.

Là một trekker chính hiệu của Tà Năng - Phan Dũng, nhà làm phim muốn mang đến sự choáng ngợp diệu kỳ lẫn những hiểm nguy khó lường, thậm chí cả các yếu tố tâm linh huyền bí trên cung đường lừng danh này. Dự án được ghi hình trong 36 ngày, từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2020, ở chính Tà Năng - Phan Dũng. Đoàn phim phải đi bộ nhiều cây số vào trong rừng, dựng lều trại để ngủ lại và sử dụng nhiều xe công nông, xe chuyên dụng để vận chuyển thiết bị, thực phẩm, nước uống ở địa hình hiểm trở.

Rừng Thế Mạng (tên cũ là Tà Năng - Phan Dũng) do ProductionQ - Creative House sản xuất, Galaxy Studio phát hành, khởi chiếu toàn quốc vào ngày 31/12/2021. Phim quy tụ các diễn viên Huỳnh Thanh Trực, Trần Phong, Thùy Anh, Thùy Dương, Lê Quang Vinh, Nguyễn Phước Lộc, NSƯT. Hữu Châu, Kiều Trinh, Bích Hằng, Hưng Võ. DienAnh.net hân hạnh là đối tác truyền thông chiến lược của dự án phim điện ảnh Rừng Thế Mạng.

>> Xem thêm: Rừng Thế Mạng: Phim thể hiện được đúng tính chất sinh tồn

Bài viết được NNgân gửi về cho DienAnh.net

Theo dõi DienAnh.net để cập nhật tin tức phim ảnh mới và chính xác nhất.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.

Một Mình Vẫn Ổn't: Tình đầu tan chảy chậm rãi với nhiều dư vị

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim gây ấn tượng với cốt truyện đơn giản nhưng gởi gắm nhiều thông điệp sâu sắc cùng hương vị tình đầu tan chảy chậm rãi trong từng thước phim.

Đế chế Napoleon: Thiên sử thi hoành tráng nhưng còn nhiều thiếu sót

Nga Cao

Nga Cao

Joaquin Phoenix đầy mê hoặc khi hóa thân thành hoàng đế nước Pháp lừng danh trong siêu phẩm của Ridley Scott - Đế chế Napoleon.

Cô giáo em là số một: Thiện chiến thắng ác trong môi trường học đường

Nga Cao

Nga Cao

Cô Giáo Em là Số 1 - Brave Citizen: Quá trình “thực hiện công lý” của cô giáo trung học mang đến cho khán giả những cảm xúc sảng khoái và dễ chịu.

Yêu Lại Vợ Ngầu: Tiếng cười cũ kĩ, Kang Ha Neul là điểm cộng

Nga Cao

Nga Cao

Câu chuyện phim Yêu Lại Vợ Ngầu đem lại tiếng cười đơn giản và gần gũi với người xem, dù vẫn còn nhiều lỗ hổng trong kịch bản.