x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Bom tấn

Tổng kết Beast: "Bom xịt" phòng vé, chất lượng nhạt nhòa

Bánh Đúc 12:35 - 10/09/2022

Sinh tồn có lẽ là chủ đề được nhiều nhà làm phim đầu tư khai thác mạnh trong những năm gần đây. Đáng nói nhất chính là những bộ phim về chủ đề này thường mang một câu chuyện nhân văn xoay quanh tình cảm gia đình hoặc những vấn đề tương tự. Bên cạnh đó, để có thể giữ chân người xem và cũng như tạo được ấn tượng với nhiều người, mình nghĩ tính giải trí cũng là một yếu tố cần phải cân bằng trong quá trình lên kịch bản.

Với chi phí sản xuất 36 triệu đô la (847 tỷ đồng), mình thấy tác phẩm Beast của đạo diễn Baltasar Kormákur phải chịu lỗ nặng tại thị trường Việt Nam khi chưa thể vượt qua nổi những tác phẩm cùng chủ đề như Hạ Cánh Khẩn Cấp, Cú Rơi Tử Thần. Bộ phim chính thức trở thành “bom xịt” tại phòng vé Việt khi chỉ thu về 2,8 tỷ đồng sau 2 tuần công chiếu.

Beast (Quái Thú) nói về biến cố xảy ra với một gia đình gồm 3 người. Trong đó, Idris Elba vào vai người cha và cũng là người chồng góa vợ - Nate Daniels. Anh cùng hai cô con gái tham gia chuyến dã ngoại tại châu Phi nhằm gắn kết mối quan hệ. 

Tuy nhiên cả gia đình nhanh chóng rơi vào địa bàn của một con quái thú hống hách. Chuyến đi chơi bất đắc dĩ trở thành một cuộc sinh tồn khốc liệt hơn bao giờ hết.

>>> Xem thêm: Beast - Quái Thú: Âm thanh là điểm sáng duy nhất giúp phim kịch tính

Đánh giá doanh thu

Ra mắt vào ngày 19/8, mình thấy Beast đã nhận không ít những lời đánh giá trái chiều. Cụ thể nhiều người cho rằng bộ phim vẫn chưa hoàn toàn tập trung vào vấn đề sinh tồn, các diễn biến vẫn còn khá lan man và chưa rõ ràng nên khiến nhiều người không mấy thiện cảm với tác phẩm.

Có thể nói đây là tác phẩm “xu cà na” vì dựa vào mức độ truyền thông cũng như việc tổ chức premiere, mình nghĩ bộ phim cũng đáng một lần được góp mặt đặt tên trong bảng vàng top 3 phim hay mỗi tuần. Nhưng ngược lại thì đã qua 2 tuần, Beast vẫn không thể một lần xuất hiện trong vị trí đầu. Bộ phim cùng lắm cũng chỉ dừng lại ở vị trí thứ 5, sau tuần đầu tiên công chiếu, và những tuần còn lại thì không đáng kể.

Có lẽ lần xuất hiện đầy “oai vệ” nhất của Beast chính là ngay sau tuần đầu tiên công chiếu, bộ phim nhanh chóng đứng hạng 5 khi sở hữu doanh thu 1,8 tỷ.

Tính đến thời điểm hiện tại, bộ phim của đạo diễn Baltasar Kormákur chỉ thu về 2,8 tỷ đồng. Đây rõ ràng là một minh chứng cho chất lượng cực kỳ kém. Theo mình thấy, đã qua 2 tuần những bộ phim vẫn không được săn đón nồng nhiệt, đặc biệt đây là tác phẩm của Hollywood nên mình cũng kỳ vọng rằng sẽ ăn nên làm ra, và rõ ràng với con số 2,8 tỷ thì Beast là một “bom xịt”.

Theo như mình tìm hiểu, doanh thu toàn cầu của Beast là 47,2 triệu đô la. Trong đó, doanh thu nội địa (Mỹ) đã chiếm 26,1 triệu đô la, còn lại là tổng doanh thu của các nước ngoài. Vì vậy mình kết luận rằng, Beast cũng chẳng ăn nên làm ra ở phòng vé nội địa, lại thua trên thương trường quốc tế vì không hạp thị hiếu đại chúng. Kết quả là phim lỗ nặng: 47,2 triệu đô la là con số hơn mức sản xuất nhưng chưa tính đến tỷ lệ ăn chia với cụm rạp cũng như các chi phí khác.

Điểm tốt

Như mình nói, Beast đã sử dụng một tiền đề quen thuộc để phát triển mọi thứ - đó là đưa nhân vật vào tình huống sinh tồn để nhận ra mối quan hệ gia đình. Với những tín đồ của thể loại phim sinh tồn quái thú như vậy, mình nghĩ không khó để liên tưởng về những hiện tượng điện ảnh lẫy lừng như The Meg, Godzilla hay Kong… Bởi đây là “đặc sản” đã quá quen thuộc với khán giả màn ảnh rộng.

Một trong những điểm nổi bật nhất của Beast chính là kỹ thuật quay dựng. Nói về việc tạo hình quái thú, nhà làm phim đã sẵn sàng đưa hẳn một con sư tử thật vào trường quay nhằm soi các góc độ, tham khảo từng chi tiết cấu thành một con quái thú. Hình tượng sư tử trong phim được tạo bằng kĩ xảo phần nào đem lại cảm giác mãn nhãn cho nhiều người.

Một bài viết trên Zing viết rằng: “Khán giả của Beast có cảm giác gần gũi hơn khi phản diện chính là một động vật quen thuộc với con người, không còn là hư cấu, giả tưởng. Hình tượng sư tử được tạo dựng bằng công nghệ CGI, đem lại cảm giác mãn nhãn, chân thật.”

Một bài viết khác trên DienAnh.Net cũng có những lời nhận xét về bối cảnh trong phim: “Bối cảnh trong Quái Thú tuy không mới và chỉ đơn giản là cảnh quan ở khu rừng Châu Phi bình thường nhưng cá nhân mình cảm thấy phim có những cảnh quay rất đẹp. Những cảnh quay ở đầu phim khi chưa có trận chiến khốc liệt diễn ra, nhìn vẫn rất thanh bình với gam màu vàng đặc trưng của ánh nắng mặt trời chiếu rọi xuống. Thêm nữa là có những góc máy đặt xa xa và được khoác lên một lớp layer khiến mình cảm giác như những thước phim động vật hoang dã ngày xưa hay chiếu trên TV.”

Quả thật, cảnh tượng châu Phi hiện lên trong phim thật sự hoang dã với núi non hùng vĩ, thêm nữa là cảnh chiến đấu giữa con người và quái thú. Điều này khiến bộ phim không chỉ có góc nhìn đa dạng, mở rộng không gian hơn, mà còn tạo thêm nỗi sợ vô hình cho người xem.

Một bài viết từ Vietnamnet chia sẻ rằng: “Nắm bắt tâm lý “nỗi sợ là vô hình nhưng nó xuất phát từ những thực thể hữu hình”, góc máy di chuyển liên tục của ông khiến người xem ý thức cao độ về mối hiểm họa rình rập, săn lùng từng khung hình để tìm kiếm dấu hiệu của con sư tử điên loạn và hăng máu.”

Cuối cùng là việc nhà làm phim mời Idris Elba làm viên chính, mình thấy đây chính là sự cứu cánh cho cả bộ phim vì anh đã có màn thể hiện cực kỳ ấn tượng. Idris đã thể hiện xúc cảm tinh tế trong vai trò một người cha nhiều tâm sự, ám ảnh với những điều bỏ lỡ trong quá khứ. Anh buộc phải chiến thắng trong cuộc đấu giành giật sự sống cho gia đình nhỏ, trở thành người cha đáng để các con tin tưởng và đồng hành.

Một bài viết trên Kenh14 chia sẻ rằng: “Ngôi sao điện ảnh Idris Elba là sự lựa chọn hoàn hảo cho những phân cảnh hành động phức tạp và cường độ cao của phim. Kinh nghiệm phiêu lưu cùng diễn xuất hơn hai thập kỷ giúp anh có màn trình diễn ấn tượng.”

Như vậy, nhờ việc tận dụng góc quay, bối cảnh, tạo hình quái thú và diễn xuất của Idris Elba, Beast vẫn may mắn nhận được 69% trên Rotten Tomatoes.

>>> Xem thêm: Giải mã cái kết Quái Thú: Người bản lĩnh sẽ bảo vệ gia đình đến cùng

Điểm hạn chế

Theo mình điểm hạn chế chính của bộ phim nằm ở 2 thứ. Một là bộ phim sở hữu một kịch bản cực kỳ tẻ nhạt. Nhiều tình tiết trong phim hoàn toàn có thể được đẩy lên mức cao trào, nhưng nhà làm phim lại đơn giản hóa nò và khiến tổng thể câu chuyện cực kỳ dễ đoán.

Một bài viết trên Zing chia sẻ rằng: “Kịch bản đi vào lối mòn, thiếu sáng tạo khiến đất diễn của các nhân vật trở nên hạn chế. Mối quan hệ giữa các tuyến nhân vật không được khai thác triệt để, trở nên rời rạc và mờ nhạt theo dòng thời gian của bộ phim. Sự căng thẳng chủ yếu từ việc sử dụng các cảnh jumpscare với hiệu ứng âm thanh kịch tính, hoàn toàn ngó lơ tâm trạng và chiều sâu tâm lý nhân vật.”

Có lẽ những bộ phim về chủ đề sinh tồn nên cân bằng việc đưa vào tính giải trí và xây dựng chiều sâu của nhân vật. Một phần để có thể hoàn thành tốt yếu tố sinh tồn, kinh dị mà bộ phim đã đưa ra, mặt khác là thông điệp của bộ phim vẫn được làm sáng tỏ thông qua mối quan hệ của nhân vật.

Một bài viết từ Điện Ảnh.Net chia sẻ rằng: “Nếu vấn đề giữa người cha và hai đứa con được giải quyết bằng một phân đoạn sâu sắc ở một thời điểm nào đó, mình nghĩ Beast sẽ có thêm chiều sâu về khía cạnh thông điệp. 

Bộ phim đã đưa ra một vấn đề về quy luật thiên nhiên, cụ thể là “luật khu rừng”. Nhưng cá nhân mình thấy điều này khá nông, chưa đủ để mình hiểu rõ câu chuyện cũng như nguồn cội của con quái thú kia.”

Bên cạnh đó, Beast lại bị mắc lỗi bố cục thường thấy của những tác phẩm gần đây, đó là việc nhà làm phim tập trung vào diễn biến và phần mở đầu quá nhiều, họ bỏ quên cái kết để rồi khiến cuộc chiến cuối cùng giữa Nate và con quái thú cực kỳ tẻ nhạt và không đáng nhớ đến. 

Một bài viết từ KoiCine chia sẻ rằng: “Tuy nhiên, Baltasar Kormákur lại rơi vào cái bẫy của việc xây dựng một kết thúc vội vã, tẻ nhạt và vô giá trị thay vì đào sâu mối quan hệ đầy mâu thuẫn của ba cha con và tìm ra cách hóa giải vấn đề dưới góc nhìn nhân văn.

Đáng lẽ, nhân vật chính nên được xây dựng theo hơi hướm đa chiều hơn. Không chỉ là người đàn ông dũng cảm trong cuộc chiến không cân sức với dã thú, đó còn phải là một người đàn ông giàu tình cảm trong cuộc chiến lấy lại niềm tin, tình yêu từ các cô con gái của mình.”

Theo như lời của Josh Spiegel nhận xét rằng: “Beast giống một bộ phim bắt gặp trên vô tuyến trong lúc gấp quần áo ở nhà vào ngày chủ nhật, hơn là một bộ phim mà chúng ta phải trả tiền để xem nó trong rạp”.

Quả thật vậy, Beast đưa ra một chủ đề quen thuộc nhưng lại có cách xây dựng cực kỳ hời hợt, khiến chất lượng hoàn toàn nhạt nhọa. Bộ phim chỉ đưa cho mình thấy bối cảnh đẹp cùng những góc quay đẹp tại vùng đất châu Phi cằn cỗi, điều quan trọng nhất chính là yếu tố giải trí trong việc sinh tồn, đấu tranh với thú hoang để giành lại sự sống, thì hoàn toàn thất bại.

>>> Xem thêm: Xa Ngoài Kia Nơi Loài Tôm Hát: Bản nhạc buồn về bi kịch cuộc sống

Tổng kết

Tóm lại, Beast là một “bom xịt” phòng vé ở thời điểm hiện tại. Với doanh thu 2,8 tỷ đồng, bộ phim của Baltasar Kormákur không thể lọt top 3 phim có doanh thu cao mỗi tuần. Mình nghĩ đây là tác phẩm hoàn toàn đáng quên.

* Bài viết của Bánh Đúc chia sẻ tại box Phim Âu Mỹ

Những bộ phim về chủ đề sinh tồn, gay cấn như Beast , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Beast? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.