x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Việt

Trịnh Công Sơn: Bản thu gọn của Em Và Trịnh, coi chỉ thêm phí tiền

Xì Bàng 19:35 - 14/06/2022

Sau khi xem xong Em Và Trịnh với những trải nghiệm đầy cảm xúc, tôi tò mò đến rạp xem thử phiên bản ngắn mang tên Trịnh Công Sơn cũng nói về người nghệ sĩ tài hoa này. Kết quả thật bất ngờ khi được tận hưởng một trải nghiệm điện ảnh quá mới lạ. Trong suốt 95 phút của Trịnh Công Sơn, lắm lúc tôi có cảm tưởng mình đang chơi trò “tìm điểm khác nhau” cấp độ cao với phiên bản 135 phút. 

Nội dung Trịnh Công Sơn xoay quanh việc kể lại gốc gác, quá trình sinh trưởng và từng bước chân trên đường đời của nhạc sĩ huyền thoại này. Vì đã xem Em Và Trịnh trước đó nên tôi thấy đa phần sử dụng các source quay cũ là nhiều. 

Dòng thời gian trong phim cũng được sắp xếp lại theo chiều tuyến tính, không có đan xen giữa thực tại và quá khứ. Và thật khó để tóm tắt lại Trịnh Công Sơn bởi nó hoàn toàn không có cốt truyện cụ thể. Mọi thứ bắt đầu bằng lời tự tình của Trịnh và kết thúc cũng y hệt như vậy. Đi kèm với những lời dẫn đó là hình ảnh cố nhạc sĩ và tạo hình do Avin Lu thể hiện được đặt cạnh nhau. 

>>> Xem thêm: Em Và Trịnh: Nghe nhìn giàu cảm xúc nhưng kịch bản lưng chừng

Đầu tiên, khi nói về điểm cộng của Trịnh Công Sơn thì chủ yếu là có thêm hai cảnh quay mới, điều mà tôi trông đợi mãi suốt khi ở trong rạp. Hình ảnh cặp chị em Bích Diễm - Dao Ánh hiện lên như một thước phim mơ màng. Và thật vậy, Trịnh chỉ được đáp lại tình cảm một cách trọn vẹn bởi hai nàng thơ trong cơn chiêm bao. Khi chàng nhạc sĩ đổ bệnh, cả hai đã đến thăm như một lời an ủi. 

Tôi có cảm tưởng như ở đoạn này kịch bản đã chuyển hóa hình dung âm thanh thành “Khi cơn đau chưa dài thì tình như chút nắng” của Tình Nhớ nhưng lại quên ghép nhạc một cách kì lạ. Cảm xúc bị phá hỏng hoàn toàn bởi hiệu ứng âm thanh đáp lại chỉ là tiếng đệm piano lạc quẻ. 

Danh ca Thanh Thúy cũng có thêm xíu xiu đất diễn và được diễn tả qua lời dẫn của Trịnh “là một người con gái có giọng hát liêu trai”. Nhiều cú quay trung cảnh cũng khắc họa được đôi mắt chực chờ rớm lệ của giọng ca Ướt Mi. Mối liên kết của Trịnh và Thanh Thúy cũng tạm gọi là chấp nhận được hơn hơn so với bản 135 phút khi được giải quyết chóng vánh qua lần cảm ơn trên phố. 

Một điều khiến không chỉ tôi mà nhiều khán giả không khỏi bật cười là câu thoại ngô nghê nhưng lại thể hiện tính cách của một Khánh Ly bản năng và lạc quan giống với nguyên mẫu. “Ya-ua ở cà phê Tùng là ngon nhất Đà Lạt đấy”, khỏi phải bàn cãi gì thêm, bà tổ ngành review ẩm thực là đây chứ đâu nữa. 

>>> Xem thêm: Mối tình đẹp, vượt rào cản ngôn ngữ của Trịnh Công Sơn và Michiko

Điểm sơ qua các điểm tạm chấp nhận được của Trịnh Công Sơn là thế nhưng thực sự phim mắc đầy những hạn chế mang lại cảm giác chán nản từ đầu đến cuối. Việc vắt sữa quá mức và tham vọng quá lớn của ekip phim đã gây ra vô số sự hụt hẫng. 

Như đã nói ở trên, Trịnh Công Sơn được xây dựng như một bản demo, hoặc có lẽ là lạm dụng các source quay nên hoàn toàn không có cốt truyện cụ thể. Những tưởng ở bản này sẽ có thêm các phân cảnh nhấn mạnh hơn nữa về sự nghiệp Trịnh Công Sơn nhưng hoàn toàn lại không có. 

Trong phim, câu thoại “Nhưng đời sống không phải chỉ có tình yêu mà còn có thân phận” và hai chữ “thân phận” được lặp đi lặp lại rất nhiều lần. Nếu Em Và Trịnh đề cập nhiều đến vế “tình yêu” thì điều mà phiên bản 95 phút này hướng đến là thể hiện sự dấn thân của Trịnh trước thời cuộc, là “thân phận” xã hội của mỗi con người. 

Tham vọng là thế nhưng những điều phim đã thực hiện được là gì? Là hoàn toàn không có gì cả. Tâm tư của Trịnh về thời cuộc chỉ là lặp lại những cảnh quay. “Thân phận” trong xã hội của nhóm bạn Tuyệt Tình Cốc thậm chí còn hiện lên nổi bật và đau thương hơn nhân vật Trịnh gấp nhiều lần. 

Các source quay được chắp vá với nhau rất vụng về, chỉ thỏa mãn được một yếu tố duy nhất là dòng thời gian tuyến tính. Tôi hoàn toàn không hiểu được dụng ý nghệ thuật gì ở cảnh quay đầu của phim. Cuộc trò chuyện điện thoại giữa Trịnh và Khánh Ly như một sự cắt gọt khiên cưỡng từ phiên bản 135 phút. 

Phim lặp lại gần như toàn bộ các cảnh quay đã có trong Em Và Trịnh, lắm lúc ngồi xem mà cứ tưởng như đang chơi trúng trò tìm điểm khác nhau nặng đô vậy. Phim cũng hoàn toàn không tạo được cảm xúc nếu đã lỡ xem Em Và Trịnh trước đó. 

Phần âm nhạc tuy hùng hồn nhưng cũng giữ nguyên từ bên bản 135 phút qua, lại ôm đồm thêm một hạn chế nữa là chẳng có bài hát nào xây dựng được bối cảnh ra đời trọn vẹn và ấn tượng cả. Nghe thì thấy hay đó nhưng quá đỗi bình thường, các ca khúc đề tài phản chiến cũng chỉ từng đó và không khai thác sâu thêm. 

Ngoài ra, đoạn kết của phim cũng gây nên sự ức chế cho tôi bởi giọng hát không thể lạc quẻ hơn do Hoàng Yến Chibi thể hiện. Giọng hát sượng sờ, quá con nít của nữ ca sĩ này dường như phá game đoạn kết hoàn toàn, nhất là khi hóa thân thành một diva như Hồng Nhung và thể hiện một ca khúc đầy chiêm nghiệm như Cho Đời Chút Ơn. 

Kết lại, Trịnh Công Sơn chỉ như một phiên bản trùng lặp, ngắn hơn của Em Và Trịnh. Và cái gì dài hơn thì chắc chắn đầy đủ hơn. Tôi nghĩ cũng chẳng cần phải phí tiền xem cả hai phim cùng một lúc vì chỉ Em Và Trịnh thôi là đã đủ tạo cảm xúc và biết được hết cái hay, cái đẹp của cả hai phim. Tôi cũng chẳng tán thành với cách làm hai phiên bản về Trịnh thế này bởi sự “dìm hàng” Trịnh Công Sơn quá thể. 

Nếu bạn đã xem phim, hãy comment để lại ý kiến bên dưới nhé. 

* Bài viết của Xì Bàng chia sẻ tại box Mọt phim Review

Nếu bạn quan tâm đến phim Việt và muốn đọc review các phim chiếu rạp Việt Nam mới nhất , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Trịnh Công Sơn? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.

Lan Phương bụng bầu 6 tháng, rạng rỡ trong ngày ra mắt phim Kẻ Ăn Hồn

Vượt qua nhiều vòng kiểm định chặt chẽ, Kẻ Ăn Hồn cũng đã chính thức được công chiếu tại các rạp trong toàn quốc, phục vụ những fan của dòng phim kinh dị.

Người Mặt Trời: Được đánh giá giống Chạng Vạng nhưng vẫn có điểm riêng

Bộ phim Người Mặt Trời gợi nhắc đến siêu phẩm Hollywood Twilight trên một số phương diện, nhưng vẫn có những điểm riêng biệt để tạo ra dấu ấn riêng.

"Các bậc cao niên" diễn xuất đỉnh làm bảo chứng cho Kẻ Ăn Hồn

NSND Ngọc Thư, NSƯT Chiều Xuân và nghệ sĩ Viết Liên, những "cây đa cây đề" màn ảnh Việt tiếp tục xuất hiện trong Kẻ Ăn Hồn sau Tết Ở Làng Địa Ngục.

Thảm đỏ Người Mặt Trời: Chi Pu - Trịnh Thảo so kè độ vẻ quyến rũ

Tại buổi họp báo Người Mặt Trời, Chi Pu, Thuận Nguyễn, Trần Ngọc Vàng, Trịnh Thảo đón chào những khách mời đầu tiên khám phá thế giới ma cà rồng.