x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Âu Mỹ

Gaia: Không phải là một bộ phim sinh tồn về con người với thiên nhiên

Bánh Đúc 23:00 - 22/03/2022

Không phô trương, không đầu tư quá nhiều về đạo cụ, bối cảnh Gaia chỉ hiện lên với những thứ mộc mạc và cách đoàn làm phim tận dụng mọi thứ có sẵn trong môi trường. Bộ phim đem lại những giây phút căng thẳng khi con người đang từng ngày đấu tranh cho cuộc sống bằng cách tác động lên những thứ có sẵn từ “mẹ thiên nhiên”.

Gaia diễn ra một câu chuyện không kéo dài quá nhiều giai đoạn như những bộ phim truyền thống khác, các nhân vật chỉ vỏn vẹn tối đa 4 người trong một thước phim kinh dị. Sự ra tay tàn bạo của thiên nhiên là cách đáp trả những gì mà con người tác động lên chúng. 

Bộ phim mở đầu với góc quay ngược từ trên cao, bao trùm lấy khung hình Bánh Đúc thấy toàn màu xanh lục của cỏ cây, chứng tỏ những gì diễn ra trong khoảnh khắc đầu vào của phim là toàn bộ nội dung mà kịch bản muốn đưa chúng ta đến.

Điểm cộng lớn nhất của Gaia chính là phim duy trì khá tốt mạch phim, dù không qua hấp dẫn bằng lối kể nhanh, sinh động như cách các phim kinh dị khác làm, nhưng vẫn thu hút được sự chú ý của mình xuyên suốt bộ phim. Nếu bạn mong chờ một tiết tấu dồn dập hoặc ồ ạt thì xin lỗi, đó không phải là điều Gaia đem lại vì chính sự chậm rãi đến đáng sợ khiến mình luôn tò mò và tự hỏi: “Chuyện gì xảy ra tiếp theo đây?”, những bước đi thật dè chừng và cách lia các góc quay cũng mượt mà. Dấu hiệu cho thấy những điều sợ hãi trong khu vực Nam Phi đó đang đến.

>>> Xem thêm: Rừng Hiến Tế: Phim kinh dị lạ lẫm, xem trailer đã thấy sợ

Đây không hẳn là một bộ phim sinh tồn về con người và thiên nhiên, cách khai thác điểm mạnh của các nhà làm phim là tận dụng mọi thứ có sẵn của hệ sinh thái, họ chỉ thêm thắt một vài hiệu ứng kết hợp với tạo hình và trang phục đơn sơ nhất. 

Phần nào hiện rõ bối cảnh cực kì dày đặc thời tiền sử, không xuất hiện thú hoang hay động vật nào, khu rừng vẫn toát lên vẻ kỳ bí đáng sợ của thiên nhiên và một khi cơn giận của “đất mẹ” lên đến đỉnh điểm, thì tự khắc loài người sớm chịu cái kết đắng nhất.

Sự chấp nhận đó là yếu tố cốt lõi của phim được tạo ra phần nhiều bởi diễn xuất của nữ diễn viên Monique Rockman, người thủ vai Gabi. Hóa thân thành một nữ nhân viên nghiên cứu về lâm nghiệp, Monique đã không ngại đóng những phân cảnh trần trụi nhất cộng với các thử thách mà ngoại cảnh tạo ra cho nhân vật, mang đến kha khá sự hồi hộp cho mình cũng như để lại nhiều suy đoán về số phận nhân vật Gabi. 

Bên cạnh đó, thông điệp mà Gaia muốn truyền tải cũng không quá khó hiểu khi con người lạc vào khu vực đầy rẫy những hiểm nguy mà thiên nhiên tạo ra. Hoặc là họ chấp nhận số phận như chàng trai Winston, hoặc là đấu tranh để tồn tại như cha con Barend và Stefan. 

Trong phim có một phân cảnh khi Gabi lấy chiếc điện thoại của cô chụp ảnh cùng Stefan, người cha vội vàng giận dữ vứt bể nó, điều này cho thấy cuộc sống cha con ông thay đổi kể từ khi người vợ mất vì căn bệnh ung thư xương, ông cho rằng con người chính là mối nguy hại lớn nhất trên hành tinh này. Ông là một kẻ cuồng tín và nói rằng ông ấy đã tìm thấy “God” là Gaia, lập giao ước cho thời đại mới, vì thời đại cũ sắp kết thúc bởi con người ngày nay đang tàn phá thiên nhiên và không có đức tin.

>>> Xem thêm: Ambulance: Hành trình đầy bão táp nhưng vẫn đọng lại cảm xúc nhân văn

Ban đầu Bánh Đúc nghĩ ông ấy là mẫu người giác ngộ những vấn đề về thần học, nhưng càng về sau thì càng thể hiện sự lạc lối trong chính điều đó. Thứ mà ông ấy tin không phải là sự sống mà là cái chết. 

Ông cho rằng: “Để nhìn thấy tương lai của loài người, hãy quan sát những con khỉ bị nuôi nhốt. Từng ngày môi trường sống của con người giống như một cái lồng”. Bánh Đúc nghĩ ý ông cho rằng con người sẽ bị hủy hoại dần bởi những phát minh tân tiến của họ, chỉ có những gì thuộc về tự nhiên mới lã vĩnh cửu.

Mặt khác, Gaia là cách lột tả chân thực những gì về thế giới hiện nay. Tại sao đạo diễn không sử dụng những loài thực vật khác mà lại dùng nấm làm hình tượng chính của phim? Nấm vốn là loài vô tính, sống bằng cách hút lấy nguồn sống của thân cây rồi dần dần giết chết và biến cây đó trở nên mục rữa. Tập thể chính là cây nấm, còn cá nhân là những bào tử của cây nấm. Cách ẩn dụ này như lời gửi gắm thông điệp về sự gắn kết giữa tính cá nhân và tính tập thể để dung hòa cuộc sống. Nó dường như đã trở thành bản giao ước của cuộc sống. 

Gaia tuy chứa đựng nhiều thông điệp trừu tượng nhưng bộ phim lại sở hữu những cảnh quay đẹp kết hợp cùng âm thanh rùng rợn. Tất cả tạo nên sự phối hợp đồng điệu cho phần nghe - nhìn của bộ phim.

*Bài viết của Bánh Đúc gửi về DienAnh.Net.

Xem đầy đủ thông tin và review hay về Gaia (Rừng Hiến Tế) tại Thư Viện PhimThe Amazing Film nhé

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.

Một Mình Vẫn Ổn't: Tình đầu tan chảy chậm rãi với nhiều dư vị

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim gây ấn tượng với cốt truyện đơn giản nhưng gởi gắm nhiều thông điệp sâu sắc cùng hương vị tình đầu tan chảy chậm rãi trong từng thước phim.

Đế chế Napoleon: Thiên sử thi hoành tráng nhưng còn nhiều thiếu sót

Nga Cao

Nga Cao

Joaquin Phoenix đầy mê hoặc khi hóa thân thành hoàng đế nước Pháp lừng danh trong siêu phẩm của Ridley Scott - Đế chế Napoleon.

Cô giáo em là số một: Thiện chiến thắng ác trong môi trường học đường

Nga Cao

Nga Cao

Cô Giáo Em là Số 1 - Brave Citizen: Quá trình “thực hiện công lý” của cô giáo trung học mang đến cho khán giả những cảm xúc sảng khoái và dễ chịu.

Yêu Lại Vợ Ngầu: Tiếng cười cũ kĩ, Kang Ha Neul là điểm cộng

Nga Cao

Nga Cao

Câu chuyện phim Yêu Lại Vợ Ngầu đem lại tiếng cười đơn giản và gần gũi với người xem, dù vẫn còn nhiều lỗ hổng trong kịch bản.