x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Hàn

Giải mã toàn bộ về Nhà Kho Chết Chóc: Bên trong đầy oán khí đáng sợ

Lọ Lem 07:00 - 06/09/2022

Nhà Kho Chết Chóc thuộc thể loại phim tâm lý - kinh dị, vậy nên mình thấy những diễn biến tâm lý trong phim dù không mới nhưng cũng rất phức tạp. Nhà Kho Chết Chóc cũng có đề cập đến những vấn đề đang diễn ra trong xã hội Hàn Quốc hiện đại. 

Dưới đây là những lý giải của mình về những sự kiện diễn ra trong Nhà Kho Chết Chóc. 

Hoàn cảnh của từng người

Gia đình của Myung Hye có 5 người, gồm vợ chồng và 3 đứa con là Hee Woo, Dong Woo và Ji Woo. Tuy nhiên, mình thấy Nhà Kho Chết Chóc chủ yếu xoay quanh 3 nhân vật chính là hai vợ chồng Myung Hee và cô con gái lớn Hee Woo. 

Người chồng của Myung Hee theo như lời cô đề cập đến ở cuối phim chính là một người vô dụng, bất tài, thiếu chính kiến. Anh ấy suốt ngày chỉ lao đầu vào công việc, không dành thời gian quan tâm, chăm sóc vợ con nhưng lại chẳng đạt được kết quả bao nhiêu. 

Mình thấy thứ mà chồng Myung Hye đang chịu đựng chính là áp lực thành công của những người đàn ông trong xã hội khi ở độ tuổi trung niên. Đó là áp lực khi đến một độ tuổi nhất định, nhìn thấy bạn bè đồng trang lứa của mình đã đủ đầy, dư dả về mặt vật chất, có thể lo lắng cho vợ con mà mình thì vẫn chẳng đâu vào đâu. 

Chồng Myung Hye cũng gặp phải một sai lầm đó chính là đạo văn của CEO Nhà xuất bản khiến ông ấy uất ức mà tự kết thúc mạng sống. Tuy nhiên điều này chỉ được nhắc đến qua loa, không khai thác rõ. Nhà Kho Chết Chóc cũng không cho mình thấy diễn biến tâm lý nhân vật khi biết được tin này. Vậy nên thực sự việc khắc họa nhân vật người chồng trong Nhà Kho Chết Chóc khá mờ nhạt so với mình. 

Nhân vật người vợ Myung Hye là nhân vật trung tâm của câu chuyện. Mình chỉ biết được là Myung Hye gặp vấn đề tâm lý, sau đó từng nghĩ đến việc tự kết liễu đời mình nhưng được con gái Ji Woo ngăn cản. Tưởng chừng như đã có thể suy nghĩ thấu đáo lại nhưng không ngờ Myung Hye lại ra tay với chính con gái nhỏ của mình. 

Sau đó, vấn đề tâm lý của cô ngày càng trở nên nặng nề. Đặc biệt là sau khi chuyển đến căn nhà mới và mở chiếc cửa nhà kho. Những hành động sai trái liên tục tiếp diễn và cuối cùng cô cũng phải trả giá. 

Nhân vật này được tập trung vào diễn biến nhưng mình lại không thấy được lý do tại sao cô ấy lại trở nên suy sụp về mặt tinh thần đến nỗi như vậy. Động cơ Nhà Kho Chết Chóc đưa ra chỉ là do cô muốn chăm sóc những đứa con nhưng lại không thể làm được. Lý do này thật sự có phần nhẹ đô so và thiếu tính thuyết phục với mình. 

Con gái lớn Hee Woo thật ra là con nuôi trong gia đình. Hee Woo được nhận nuôi ở độ tuổi đủ ý thức được rằng mình chỉ là một đứa con nuôi trong gia đình. Vậy nên mình thấy cô bé chỉ ngoan ngoãn nghe lời và không bao giờ đòi hỏi bất cứ thứ gì. Lúc nào Hee Woo cũng âm thầm chịu đựng tất cả mọi thứ để mọi chuyện êm xuôi. 

Mình hơi thắc mắc một chỗ là sau Hee Woo, Myung Hye cũng có hai đứa con là Dong Woo và Ji Woo, vậy lý do nhận nuôi Hee Woo là gì? Mình nghĩ là sẽ có nhiều nguyên do có thể hợp lý hóa chi tiết này, chỉ tiếc là Nhà Kho Chết Chóc không đề cập đến tạo nên một sự bỏ ngỏ cho câu chuyện. 

Con trai thứ trong gia đình là Dong Woo. Nhân vật này chỉ xuất hiện chớp nhoáng trong vài phân cảnh và cũng không tác động gì nhiều đến câu chuyện. Theo như mình thấy, Dong Woo là một đứa trẻ mê chơi game và suốt ngày chỉ ru rú trong phòng, không quan tâm đến bất kỳ ai. Điều này cũng dễ hiểu vì mình nghĩ, trong trường hợp của Dong Woo, khi bố mẹ đều có những vấn đề riêng, không để tâm đến cậu bé thì cách duy nhất để vơi đi nỗi trống trải là tìm một phương tiện giải trí nào đó. 

Con gái út trong gia đình là Ji Woo. Cũng như Dong Woo, Ji Woo cũng chỉ góp mặt một vài giây trong Nhà Kho Chết Chóc. Ji Woo là cô bé hiền lành, đáng yêu nhưng không may, trong một lần can ngăn mẹ mình thực hiện hành vi thiếu suy nghĩ, cô bé lại phải hy sinh. Những phân cảnh sau trong phim, Ji Woo chỉ xuất hiện thông qua sự tưởng tượng của Myung Hye. 

Nguyên lý hoạt động của nhà kho

Căn nhà mà gia đình Myung Hye thuê là một căn nhà cũ, nằm ở một vùng quê xa xôi hẻo lánh. Trong căn nhà còn rất nhiều vật dụng mà chủ cũ để lại, rất rộng rãi, thoáng đãng nhưng lại được chiết khấu với một cái giá khá hời. Lý do tại sao lại như vậy thì mình nghĩ là sau khi xem Nhà Kho Chết Chóc bạn cũng sẽ tự mình có được câu trả lời. Đó là vì ngôi nhà này ẩn chứa những điều kỳ lạ trong chiếc nhà kho và có khả năng xóa sổ hết những người đến đó sinh sống nên không ai dám thuê. 

Mình thấy chiếc nhà kho trong Nhà Kho Chết Chóc chính là điểm mấu chốt xảy ra mọi vấn đề. Đó là nơi trú ngụ linh hồn của một người phụ nữ mặc áo đỏ. Bà ta sẽ tạo ra những hiện tượng lạ xung quanh căn nhà rồi dẫn dụ những người phụ nữ đang mắc các chứng bệnh về tâm lý vô đó. 

>>> Xem thêm: Trailer Thủy Chiến Đảo Hansan: Cuộc giao tranh quy mô và tầm cỡ

Sau đó, bà ta sẽ đánh vào những điểm yếu, những nỗi sợ của họ để thao túng và khiến họ trở nên xấu xa. Dần dần, những người phụ nữ đó cũng sẽ giống như một bản sao của bà ta và sẽ tiếp tục thực hiện hành vi tương tự chính là kết liễu những sự sống trong căn nhà rồi đi dẫn dụ những người phụ nữ khác. 

Vấn đề xã hội được đề cập đến: mua bảo hiểm và nhận con nuôi

Cũng như những bộ phim tâm lý, kinh dị khác, Nhà Kho Chết Chóc cũng đề cập đến một vấn đề xã hội, đó là nhận con nuôi. Tuy nhiên, việc nhận con nuôi ở đây được làm với mục đích khác. 

Cụ thể, theo như mình hiểu là những gia đình trong Nhà Kho Chết Chóc sẽ nhận con nuôi về và mua bảo hiểm cho chúng. Sau đó, họ sẽ gây ra những điều không thể tưởng với chúng để nhận số tiền bồi thường từ bảo hiểm. Hành vi này thật không chấp nhận được và mình thấy như vậy chẳng khác nào xem những đứa trẻ là công cụ kiếm chát.

Thế nhưng không chỉ với con nuôi, những người phụ nữ trong gia đình khi bị hắc hóa còn tấn công và xử luôn cả chồng mình với mong muốn nhận được số tiền bảo hiểm cao nhất. 

Hee Woo được chọn là kẻ xấu tiếp theo

Sự tiếp diễn của những điều xấu xa trong căn nhà đó chính là kết cấu vòng lặp. Đây cũng là kết cấu quen thuộc thường xuất hiện trong các bộ phim kinh dị. Tức là sau khi kết thúc tất cả sự sống trong ngôi nhà, sự kiện đó vẫn tiếp tục diễn ra với một gia đình khác mới dọn đến. 

Điều đặc biệt ở đây, theo mình thấy, đối tượng được chọn chính là người mẹ trong gia đình. Vậy nên việc Hee Woo được chọn là kẻ tiếp tục thực hiện những hành vi xấu xa đó trong căn nhà là một điều làm chệch hướng của kết cấu vòng lặp ban đầu. 

>>> Xem thêm: Thủy Chiến Đảo Hansan: Tái hiện trận chiến khốc liệt bằng kỹ xảo ổn áp

Mình nghĩ điều này xảy ra là do theo lẽ thông thường thì người “kế nhiệm” sẽ là những người mẹ và họ sẽ kết liễu hết cả gia đình. Nếu vậy thì vòng lặp sẽ được tiếp tục. Thế nhưng trong lúc động tay động chân, Hee Woo đã cất tiếng gọi “Mẹ” và Myung Hye đã bừng tỉnh trong phút chốc. Khi nhận thức được vấn đề đang xảy ra, Myung Hye đã chọn cách tự kết thúc sự đau khổ hiện tại. 

Và khi Myung Hye đã không còn nữa nhưng vòng lặp vẫn phải tiếp tục, người đã nhìn thấy hết tất cả mọi việc sẽ là người được chọn. Một phần mình nghĩ là Hee Woo phải chứng kiến những sự việc đau lòng kia khi còn quá nhỏ và vốn dĩ tâm lý của cô bé cũng không ổn định nên có thể trong phút giây nào đó, Hee Woo đã vô tình bị thao túng. 

Nhà Kho Chết Chóc đã thể hiện khá rõ ràng về mọi thứ. Theo cá nhân mình thấy không có quá nhiều chi tiết ẩn giấu trong phim. Những điều trên cũng chỉ là những lý giải của mình về những sự kiện diễn ra trong Nhà Kho Chết Chóc để bạn có thêm một cái nhìn khác về bộ phim này. Bạn có ấn tượng với chi tiết nào khác không? Hãy chia sẻ cho mình biết ở phần bình luận bên dưới nhé!

* Bài viết của Lọ Lem chia sẻ tại box Mọt phim Review

Nếu bạn quan tâm đến tin tức mới nhất về những bộ phim sắp chiếu , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Contorted (Nhà Kho Chết Chóc)? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Nga Cao

Nga Cao

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Nga Cao

Nga Cao

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Nga Cao

Nga Cao

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Nga Cao

Nga Cao

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Lindo

Lindo

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.