x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Việt

Kẻ Đào Mồ: Kịch bản còn lơ mơ, lồng tiếng nhân vật siêu "ô dề"

Người Đi Trên Dây 20:35 - 07/07/2022

Vốn dĩ không kì vọng nhiều về Kẻ Đào Mồ nên Người Đi Trên Dây cũng không lấy làm lạ với những trải nghiệm khá tệ khi xem phim. Với kịch bản rời rạc và các màn thể hiện khá “ô dề”, đặc biệt là màn lồng tiếng nghe rất mệt của các nhân vật, Kẻ Đào Mồ mang lại những tràng cười cho Người Đi Trên Dây nhiều hơn là nỗi sợ của một phim kinh dị. 

Kẻ Đào Mồ lấy bối cảnh vào thế kỉ 19 tại một làng quê nọ ở nước ta dưới thời Pháp thuộc. Sở cẩm (tên gọi của cơ quan điều tra thời xưa) đang đau đầu khi phải giải quyết hàng loạt vụ việc nơi yên nghỉ của nhiều người giàu có trong làng bị bới tung lên nhằm “thó” các đồ vật có giá trị. 

Phó sở cẩm là Trọng Minh (Nhất Duy) được giao nhiệm vụ làm rõ vụ việc. Cô gái nghèo Bạch Liên (Trương Thị May) làm nghề quét mộ là đối tượng tình nghi hàng đầu. Trong quá trình đó, Minh nảy sinh tình cảm với Liên và hiểu được hoàn cảnh của cô. Bạch Liên vì thương mẹ mắc vấn đề sức khỏe phải uống vàng mới khỏi. 

>>> Xem thêm: Kẻ Đào Mồ: Phim tâm linh, trinh thám lấy bối cảnh nghĩa trang xưa

Điều đầu tiên và có lẽ là điểm cộng duy nhất của Kẻ Đào Mộ chính là ngoại hình khá sáng của Nhất Duy và Trương Thị May. Cả hai có độ đẹp đều nhưng điều đó cũng chẳng thể cứu nổi bộ phim này. 

Phim có một kịch bản không thể lỏng lẻo khi mà lãng mạn cũng không ra lãng mạn, điều tra cũng không ra điều tra và kinh dị cũng không ra kinh dị nốt. Tổng thể cứ như một nồi thập cẩm lộn xộn nhưng hương vị lại vô cùng nhạt nhẽo. 

Các vụ việc “thó của” tại mộ được mở ra khá bình thường khi người thân của họ đến sở khóc lóc ỉ ôi. Tuy nhiên quá trình từ đây bắt đầu trở nên lộn xộn và rối tung rối mù hơn bao giờ hết. Thay vì dùng các chiến thuật như “dụ khỉ lên cây” hay đơn giản là cử người lén theo dõi khu mộ thì biên kịch lại chọn một pha xử lí khá đi vào lòng đất. 

Nghiệp vụ điều tra mà tối ngày lẽo đẽo theo chị gái Bạch Liên chỉ để hỏi mấy câu cực kì vô lí. Các khai thác câu hỏi thì không thể kì quặc hơn. Và thêm một tình tiết khiến mình thấy bó tay luôn là anh chỉ huy điều tra mà tình nguyện chui vô "thùng 6 tấm" để tìm ra người đào mộ nhưng ai dè bị đàn em thủ tiêu. 

Chưa kể đến chức năng của các quan trong sở cẩm khá là chồng chéo nhau. Khi lần lượt bắt kẻ tình nghi về thì cấp thấp lúc cấp cao thẩm vấn. Các thẩm vấn cũng chỉ xoay quanh việc trợn trừng đôi mắt, tác động vật lí đến bàn ghế xung quanh mà chả đá động được gì tới người tình nghi. 

>>> Xem thêm: Chị Chị Em Em 2 và những phim Việt sắp ra mắt đều đáng mong đợi

Một điều nữa mình thấy Kẻ Đào Mộ làm khá tệ đó là không toát ra được không khí của thế kỉ 19 như đã giới thiệu trước đó. Ngoài những bộ đồ nông dân ra thì thôi các trang phục quan lính thời đó cũng may không được tinh tế lắm. Thậm chí là phần hóa trang cho người nhà của các nhân vật đã ra đi có phần lấn lướt khi lắm vòng kiềng và nhiều má phấn môi son. 

Không khí miệt vườn cũng chẳng toát ra được bởi những người nông dân đối thoại rất văn vở, giọng nói còn truyền cảm hơn cả diễn viên lồng tiếng luôn. Các đại từ nhân xưng thay vì “moa” - “toa” thì lại đổi thành “mày” - “tao”, “tôi” - “cậu” rất giống thời hiện đại. Thêm một điều chưa liền lạc trong lời thoại nữa đó là quan ba người Pháp ra lệnh bằng tiếng Việt thì lính lác lại trả lời bằng một tràng tiếng Tây làm mình muốn vô tri luôn trong rạp. 

Về yếu tố tình cảm nảy sinh giữa Trọng Minh và Bạch Liên thì mình thấy mắc cười nhiều hơn là xúc động hay rung rinh bởi các lời thoại khá là đi vào lòng đất của anh chàng phó cẩm này. Ế bằng thực lực chắc chắn là cụm từ dành cho anh chàng này luôn. 

Một trong những câu thoại kinh điển đậm chất vô tri và thậm chí là kém duyên của anh chàng này có thể kể đến là "Em có đôi mắt giống mẹ anh, nãy em đứng cạnh mộ mẹ anh mà tự hỏi tại sao có người giống đến vậy". Trong cùng một bối cảnh mà đại từ trong lời thoại của nhân vật cũng sử dụng lung tung "Bạch Liên cô có thấy vui không, hôm nay tôi thấy hạnh phúc lắm. Được nhìn thấy em cười là hạnh phúc đời tôi". 

Mình có cảm tưởng như các lời thoại được chen nhét vào để lấp đầy thời lượng hoặc cố tình muốn chọc cười nhưng làm chẳng tới đâu. 

Thêm một điểm trừ nữa của phim là lối lồng tiếng vô cùng kịch hóa và không thể nào “ô dề” hơn. Ngay cả các phim ông hội đồng, bà huyện lệnh khác được chiếu dưới dạng bản truyền hình cũng không thể cường điệu và được chỉnh dưới âm lượng to đến vậy. 

Âm thanh của phim cũng mắc lỗi lãng xẹt khi nhạc đi đường nhạc hình đi đường hình. Các đoạn nhạc được chèn vào những phân đoạn kịch tính thì lại có không khí vui tươi còn khi buồn thì ngược lại. Đặc biệt là ca khúc Vùng Trời Bình Yên với một giai điệu không thể lạc quẻ hơn hoàn toàn sượng trân và không ăn rơ gì với hai nhân vật trên màn ảnh. 

Kẻ Đào Mồ cũng mắc một lỗi thường thấy đó là thêm quá nhiều nhân vật phụ thêm mà không để làm gì. Không có các nhân vật như Xiểng, Phan và các quan ba trên thì mình thấy cũng chẳng ảnh hưởng mấy. Thậm chí là anh chàng nam thứ chính Lục nếu không tung được vài cước cho oai thì chắc cũng chẳng để làm gì. 

Nhiều tình tiết cũng được nhấn mạnh nhiều lần khiến làm tốn kha khá thời lượng phim. Đơn cử như cảnh chè chén vào nửa đêm ở nghĩa trang của băng lạ mặt hay hình ảnh cô thư kí thì thôi ưỡn ẹo với khúc nhạc lãng nhách quen thuộc, thỉnh thoảng giơ ngón tay đeo nhẫn áp út lên mà chẳng có ý nghĩa gì. 

Và do kịch bản thiếu đất diễn nên lối diễn của cả nam chính và nữ chính diễn có đúng một màu. Nữ thì thường xuyên xuất hiện với câu thoại "em đội ơn", "em mang ơn" và nét diễn cúi đầu. Các giai đoạn tình cảm phát triển rất chi kì cục kẹo khiến mình không hiểu nổi tại sao khúc cuối nữ chính đồng ý bỏ trốn chung với anh nhau. 

Điểm gây ức chế nhất phim đó chính là kết thúc lãng nhách và giải quyết gần như chẳng thỏa đáng với bất kì nhân vật nào. Kịch bản cũng vướng lỗ hổng khi giải thích danh tính “kẻ đào mồ” một cách lờ mờ, thiếu thuyết và nhồi nhét về cuối. Các phân đoạn hù dọa cũng khá vô lí và khiến mình phải bật cười khi cô bán chè đậu xanh nửa đêm đi vào nghĩa trang chào hàng. 

Nhìn chung, Kẻ Đào Mồ quả thực là một phim kinh dị với quá nhiều thiếu sót lớn và thậm chí thua luôn các phiên bản truyền hình cùng đề tài. Đây cũng là một kinh nghiệm lớn cho nhà làm phim khi đã nhồi nhét một cách vụng về nhiều yếu tố như lãng mạn, kinh dị và trinh thám vào cùng một tác phẩm. Thật lòng đã cố gắng tìm ưu điểm nhưng mình cũng chẳng lần ra được mấy từ Kẻ Đào Mồ

Nếu bạn đã xem phim, hãy để lại comment ý kiến bên dưới cho mình biết nhé. 

* Bài viết của Người Đi Trên Dây chia sẻ tại box Mọt phim Review

Nếu bạn quan tâm đến phim Việt và muốn đọc review các phim chiếu rạp Việt Nam mới nhất , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Kẻ Đào Mồ? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.

Một Mình Vẫn Ổn't: Tình đầu tan chảy chậm rãi với nhiều dư vị

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim gây ấn tượng với cốt truyện đơn giản nhưng gởi gắm nhiều thông điệp sâu sắc cùng hương vị tình đầu tan chảy chậm rãi trong từng thước phim.

Đế chế Napoleon: Thiên sử thi hoành tráng nhưng còn nhiều thiếu sót

Nga Cao

Nga Cao

Joaquin Phoenix đầy mê hoặc khi hóa thân thành hoàng đế nước Pháp lừng danh trong siêu phẩm của Ridley Scott - Đế chế Napoleon.

Cô giáo em là số một: Thiện chiến thắng ác trong môi trường học đường

Nga Cao

Nga Cao

Cô Giáo Em là Số 1 - Brave Citizen: Quá trình “thực hiện công lý” của cô giáo trung học mang đến cho khán giả những cảm xúc sảng khoái và dễ chịu.

Yêu Lại Vợ Ngầu: Tiếng cười cũ kĩ, Kang Ha Neul là điểm cộng

Nga Cao

Nga Cao

Câu chuyện phim Yêu Lại Vợ Ngầu đem lại tiếng cười đơn giản và gần gũi với người xem, dù vẫn còn nhiều lỗ hổng trong kịch bản.