x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Khác

Nhà Ga Nuốt Chửng: Nhàm chán như game sinh tồn biết trước cách chơi

Lọ Lem 12:50 - 11/09/2022

Kisaragi Station (Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng) tiếp tục là một bộ phim khai thác chất liệu dân gian, cụ thể là truyền thuyết đô thị trong năm 2022, sau Năm, Mười, Mười Lăm, Chuyện Ma Đô Thị, Ma Gương 3,...Theo như mình đánh giá, Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng đã tạo dựng được không khí và bối cảnh ổn áp nhưng hướng khai thác lại đi vào lối mòn và mọi thứ được dường như đều bày sẵn trước mặt. Nó nhàm chán như trò chơi sinh tồn biết trước chướng ngại vật. 

Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng kể về một truyền thuyết đô thị Nhật Bản được lan truyền trên diễn đàn 2chan (Futaba Channel). Một người dùng ẩn danh, về sau xưng là Hasumi đã kể về trải nghiệm du hành sang một thế giới khác của mình. Điều này đã thu hút sự chú ý của Haruna Tsunematsu, một cô gái học chuyên ngành nghiên cứu văn hóa dân gian. 

Để hoàn thành luận án tốt nghiệp của mình, Haruna Tsunematsu đã chọn chủ đề về nhà ga Kisaragi. Trong quá trình thu thập tài liệu, Haruna đã đến gặp cô gái Hayama trong truyền thuyết. Từ đó mở ra hành trình khám phá nhà ga Kisaragi của Tsunematsu. 

Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng dẫn dắt mình đi vào câu chuyện một cách mạch lạc, rõ ràng nhưng lại trơn tru quá nên thiếu đi tính hấp dẫn. Bộ phim mở đầu bằng việc Haruna Tsunematsu tìm đến gặp Hasumi và nghe cô gái trong câu chuyện kể về những chuyện xảy ra ở nhà ga năm đó một cách tường tận. Sau đó, vì tò mò, chính Tsunematsu đã bước lên tàu và trải nghiệm câu chuyện này. 

Việc được thuật lại từ đầu đến cuối câu chuyện của Hayama rồi ngay lập tức Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng lại cho mình thấy hành trình của Tsunematsu khiến mình cảm thấy có chút nhàm chán. Nếu câu chuyện ở đầu phim bỏ ngỏ một chút hoặc là tạo ra những dữ kiện giả để Tsunematsu dần khám phá ra sự thật, mình nghĩ sẽ thú vị hơn. Những gì Tsunematsu trải qua như mô phỏng lại hành trình của Hayama, chỉ khác mỗi cái kết bị “vô tròng” làm mình cảm thấy bộ phim trôi qua quá êm đềm. 

Mình nghĩ nước đi sai lầm nhất trong Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng là đã để cho nhân vật chính Tsunematsu biết hết tất tần tật đường dây câu chuyện, chỉ trừ đoạn kết. Vậy nên trong suốt quá trình trải nghiệm ở nhà ga Kisaragi, Tsunematsu không quá khó khăn để vượt qua những “chướng ngại vật”. Mình thấy điều này làm giảm độ kịch tính cho Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng một cách đáng kể. Nếu vậy chẳng khác gì chơi game mà nắm được hết đường đi nước bước, chẳng còn gì thú vị. 

Bắt nguồn từ một truyền thuyết đô thị và hành trình của nhân vật là đi kiểm chứng nó, điểm tốt của Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng, theo mình thấy chính là phim đã tạo dựng được bối cảnh ổn áp và cho thấy được không khí u ám bất ổn ngay từ đầu. Tone màu xanh lá xen lẫn màu vàng cũ kỹ cũng được sử dụng để tạo nên không khí rùng rợn. 

Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng cũng có sự đa dạng trong việc chuyển đổi góc máy. Ban đầu, khi kể lại câu chuyện theo lời của Hayama, Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng đã chọn góc máy từ điểm nhìn của nhân vật. Thứ mình nhìn thấy là những cảnh quay có phần rung lắc, ngả nghiêng và theo sát nhân vật. Nó khá giống với thể loại giả tài liệu (Found Footage) nên mang lại cho mình cảm giác chân thực. 

Đến phần sau, hành trình của Tsunematsu thì quay về với những góc máy bình thường. Tuy nhiên, cá nhân mình thấy nó có phần nhàm chán vì chỉ là những góc máy pan (lia ngang trái hoặc phải) và góc máy tĩnh. 

Mình thấy Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng mang đậm phong cách kinh dị của những thước phim Nhật Bản thời xưa: bối cảnh là những nơi quen thuộc nhưng vắng vẻ, đối tượng chính là nhân viên văn phòng, các cô cậu thanh niên và những cô nữ sinh. Chính vì vậy nó mang lại cho mình nét hoài cổ nhất định. 

Bối cảnh trong Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng là những thứ rất đặc trưng của thể loại phim kinh dị và xuất hiện dày đặc trong những truyền thuyết đô thị. Đó là nhà ga bí ẩn, đường hầm u tối và những ngôi nhà kỳ lạ xuất hiện giữa khu rừng. Những thứ này khi được tái hiện, mình thấy được làm khá thô sơ không có gì ấn tượng hay toát lên vẻ ghê rợn. 

Tiếng trống Taiko - thứ được cho là mấu chốt của mọi vấn đề trong câu chuyện, mình thấy Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng vẫn chưa đào sâu và cho mình thấy được sức mạnh của nó. Mình chỉ thấy rằng khi tiếng trống này xuất hiện sẽ kéo theo những con người đã bị biến dạng và đe dọa đến những người còn lại. 

Tuy nhiên, có lúc thì những người đó sẽ tự nổ tung và biến mất, có lúc thì lại khống chế được những người khác và biến họ trở nên giống mình. Nó hoàn toàn không cho mình thấy một quy luật nào cả. Tiếng trống Taiko là gì, đến hết phim mình vẫn chưa có được một lời giải thích nào về nó. 

 >>> Xem thêm: 10 câu thoại hay nhất Xa Ngoài Kia Nơi Loài Tôm Hát: Sâu sắc, ý nghĩa

Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng cũng cho mình thấy được cách vận hành của nhà ga và hợp lý hóa những tình tiết trong câu chuyện. Thế nhưng, nó lại không có gì quá cuốn hút với mình. Những cột mốc trong phim trôi qua quá êm đềm, mọi chuyện được xử lý gọn gàng đến mức khó tin. 

Mình thấy việc tìm ra quy luật sinh tồn là một điều vô cùng quan trọng đối với những bộ phim kinh dị, nhất là theo kiểu truyền thuyết đô thị. Tuy nhiên, quy luật sinh tồn trong Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng lại được nói ra một cách “nhẹ tênh”, khiến cho phần sau của phim quá dễ dàng để vượt qua. 

Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng vẫn làm theo motif cũ, xoay quanh một nhà văn viết truyện, người nghiên cứu, sưu tầm đi tìm kiếm chất liệu và kiểm chứng,...Nó đưa mình về với những truyền thuyết đô thị xa xưa mình vẫn thường được nghe khi còn nhỏ nhưng việc tái hiện này lại quá bình thường. Đôi khi mình nghĩ tự đọc truyện và tưởng tượng ra còn thấy sợ hơn. 

Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng có cú twist ở cuối và đây cũng chính là điểm khác biệt duy nhất so với những gì Hayama kể cho Tsunematsu nghe ở đầu phim. Thế nhưng mình thấy nó lại được làm một cách chớp nhoáng và không khó để đoán được chuyện gì sẽ xảy ra. 

Phim xây dựng được tính cách nhân vật rõ ràng nhưng lại không cho mình thấy được quá nhiều về “tình người” hay bất kỳ một thông điệp nào trong câu chuyện. Chính vì thế sau khi xem, mình cũng không đọng lại điều gì. Đơn thuần chỉ là một trải nghiệm về truyền thuyết đô thị khá thông thường với những sự kiện hiển nhiên xảy ra. 

 >>> Xem thêm: 4 lỗ hổng trong Cù Lao Xác Sống: Tạo hình mất điểm, kịch bản chưa tốt

Thường thì mình thấy truyền thuyết đô thị là những câu chuyện mà “đời nào cũng có”. Nó sẽ không bao giờ kết thúc mà sẽ lặp lại theo kết cấu vòng lặp. Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, việc “đi đến thế giới song song” trong câu chuyện một cách quá dễ dàng như vậy cũng là một điểm khiến mình băn khoăn vì nó hơi ảo. 

Cốt truyện của Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng vốn dĩ đã khá đơn giản, cách kể chuyện của phim còn khiến cho nó trở nên dễ đoán hơn bao giờ hết. Thế nhưng điều đáng nói ở đây là mình thấy Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng quá “thành thật”. Mình thấy việc kể trước câu chuyện rồi lặp lại y chang ở một hành trình của một nhân vật mới thật sự không phải là một sự lựa chọn khôn ngoan. 

Tóm lại, trung thành với cách kể và tuân thủ theo sự thật của câu chuyện đã biến Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng trở thành một bộ phim “không biết nói dối”. Và thật sự mình thấy điều này là một điểm trừ quá lớn cho Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng. 

* Bài viết của Lọ Lem chia sẻ tại box Mọt phim Review

Nếu bạn quan tâm đến tin tức mới nhất về những bộ phim sắp chiếu , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Kisaragi Station (Kisaragi: Nhà Ga Nuốt Chửng)? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Paris Has Fallen: Bộ phim hành động cực đã, cuốn hút từng tập trên K+

Hải Lệ

Hải Lệ

Lấy bối cảnh Paris, các tập phim Paris Has Fallen trên K+ xoay quanh âm mưu của một kẻ khủng bố cực đoan với kế hoạch đe dọa an ninh quốc gia và chính phủ Pháp.

Công tử Bạc Liêu gần gũi với thế hệ gen Z như thế nào?

Nga Cao

Nga Cao

Phim điện ảnh Công tử Bạc Liêu - Tác phẩm mới của Song Luân hứa hẹn thu hút đối tượng khán giả gen Z vì khắc họa tính cách nam chính Ba Hơn trẻ trung, gần gũi.

Làm Giàu Với Ma: Phim kinh dị còn nhiều thiếu sót của Hoài Linh

Nga Cao

Nga Cao

“Làm giàu với ma" - phim có Tuấn Trần, NSƯT Hoài Linh đóng chính kết hợp phong cách tình cảm - gia đình với kinh dị.

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.

Một Mình Vẫn Ổn't: Tình đầu tan chảy chậm rãi với nhiều dư vị

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim gây ấn tượng với cốt truyện đơn giản nhưng gởi gắm nhiều thông điệp sâu sắc cùng hương vị tình đầu tan chảy chậm rãi trong từng thước phim.