x

Đăng nhập

Comming soon...

Video Phim

Khác

Quy tắc làm việc của người EQ cao: Không nóng vội trong hoàn cảnh nào

Trương Di 23:45 - 05/07/2022

Nhóm người có EQ cao thường giỏi trong việc kiểm soát cảm xúc bản thân, có thể nói họ thuộc về nhóm người của lý trí. Trong thời đại này, người có trí tuệ cảm xúc hay còn gọi là EQ có ưu thế hơn trên con đường đi đến thành công. Cùng tôi điểm qua những quy tắc làm việc của những người có EQ cao để học hỏi nhé!

Người có EQ cao thường dễ dàng hơn trong việc nắm bắt cảm xúc của người khác, từ đó dễ thăng tiến hơn

1. Phải để mọi người công nhận năng lực làm việc 

Quan niệm “Chỉ cần có năng lực, người khác sẽ nhận ra” đã không còn đúng với môi trường làm việc hiện nay nữa. Nếu bạn chỉ biết làm việc mà không lên tiếng để yêu cầu sự công nhận cho công sức mình bỏ ra thì dù cho bạn xuất sắc hoàn thành công việc đến đâu cũng không ai biết được. Vì thế mà cơ hội thăng chức cũng sẽ trôi khỏi tầm tay.

2. Khả năng kiểm soát cảm xúc cá nhân

Người có EQ cao không hay thể hiện cảm xúc tiêu cực rõ ràng trên khuôn mặt, mà họ thường biết cách kìm chế. Tuy nhiên, đây không phải là kỹ năng giao tiếp ai cũng có. Tất cả đều phải qua trải nghiệm, đúc kết kinh nghiệm qua mỗi mối quan hệ ta tiếp xúc thường ngày. Nếu như chưa rèn luyện được khả năng kiểm soát cảm xúc tiêu cực của mình, đừng nóng vội đưa ra bất kì quyết định nào trong hoàn cảnh đó.  

Kiểm soát và cân bằng cảm xúc trong mọi hoàn cảnh là dấu hiệu của người sở hữu EQ cao

Bởi khi giận dữ hay bị kích động ta thường đưa ra những quyết định thiếu suy nghĩ, dẫn tới sau này hối hận nhưng không thể sửa chữa. Mặt khác, với chính bản thân, người có EQ cao luôn tránh cho mình mắc kẹt trong trạng thái tiêu cực quá lâu, họ thường không lo nghĩ hay cảm thấy chán nản quá lâu trước một vấn đề. Bởi vì, khi và chỉ khi con người ta thoát khỏi sự rối rắm trong tâm trí thì mới suy nghĩ thấu đáo và tìm cách giải quyết mọi chuyện được. 

Người có EQ thấp sẽ giận giữ khi gặp chuyện không vừa ý và thường có những hành vi thiếu suy nghĩ

3. Xác định mục tiêu

Biết rõ bản thân muốn gì và cần phải làm gì giúp ta duy trì sự tỉnh táo trong vòng xoáy công việc khắc nghiệt. Để có thể hướng tới mục tiêu đường dài, người có EQ cao sẽ xây dựng kế hoạch với lộ trình nhất định, rõ ràng để nhanh chóng đi đến thành công, không bị sa đà vào những ích lợi trước mắt mà bỏ qua cơ hội thăng tiến. 

4. Ý thức được vị trí của bản thân

Một người thiên về sự lí trí sẽ luôn ý thức được mình là ai, mình cần phải cố gắng hơn hiện tại bao nhiêu, năng lực của mình tới đâu... Khi dành thời gian chiêm nghiệm lại bản thân, ta mới thấy được điểm hạn chế để khắc phục cũng như nhận ra khả năng của bản thân mà phát triển hơn nữa.

Dành thời gian nhiều hơn cho bản thân sẽ ý thức được năng lực và vị trí của mình

5. Đề cao kỉ luật trong công việc

Để ngồi được vị trí không phải ai cũng ngồi được thì những người lãnh đạo cũng đã phải học hỏi và trải nghiệm rồi góp nhặt kinh nghiệm. Nghiêm túc học theo những người đi trước mà không cố tỏ ra chống đối sẽ giúp bạn thu về những bài học quý báu. Làm việc dưới sự chỉ bảo, giám sát của ai đó giúp nâng cao tính tập trung hơn. Nếu cứ thể hiện thái độ gay gắt với sếp sẽ làm xao nhãng tinh thần và sự tập trung của ta vào công việc. 

Nhà giáo dục nổi tiếng Stephen R. Covey đã nói rằng “người vô kỷ luật sẽ chỉ là nô lệ cho cảm xúc, sự thèm muốn và say mê". Về lâu dài, người vô kỷ luật sẽ thiếu đi sự tự do mà bản thân có được vì tính bừa bãi.

 “Người vô kỷ luật sẽ chỉ là nô lệ cho cảm xúc, sự thèm muốn và say mê" - Stephen Covey

6. Không ngại nếu làm chưa tốt

Có nhiều người rất ngần ngại khi phải nghe những lời phê bình, khiển trách về kết quả của mình. Thế nên không dám trình bày những công việc mình đã làm được. Tuy nhiên, tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ hạn chế sự phát triển, năng lực của bạn trong công việc. 

Không có ai sinh ra để hoàn hảo, cách nhanh nhất để thay đổi bản thân là tiếp nhận những lời góp ý của mọi người, ngay cả chê trách, bởi đó là cơ hội cho ta nhìn lại những khuyết điểm của mình, đánh giá xem là đáng thay đổi hay không. Từ đó, ta sẽ có một phiên bản hoàn thiện hơn của chính mình. Cuộc sống này không chỉ toàn giây phút thăng hoa, chính vì vậy phải biết cách chấp nhận những nốt lặng để nhắc nhở bản thân phấn đấu hơn nữa cho tương lai tốt đẹp phía trước. 

Làm chưa tốt thì làm lại, việc chưa hiểu rõ thì hỏi lại. Người EQ cao không ngại nâng cao năng lực bản thân

Kết: Theo tôi, mọi việc đều có thể rèn luyện được. Miễn là chúng ta đặt ra những quy tắc cho riêng mình. Và quan trọng nhất, không ngừng phấn đấu, đừng bao giờ ngủ trên chiến thắng để quên đi bản thân là ai. Có như vậy, con đường phía trước mới rộng mở để đón bước chân ta. 

* Bài viết của Trương Di chia sẻ tại box Cafe Danner

Cảm xúc là kẻ thù số một của thành công, nếu bạn có những phương pháp rèn luyện EQ , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Kính RayBan và làn sóng văn hóa Mỹ

Chúng ta hãy nhìn lại lịch sử và văn hóa đại chúng Hoa Kỳ qua lăng kính của những thương hiệu kính mắt cổ điển và lâu đời nhất, kính RayBan.

Patrick Eyewear và vị thế đối tác chính thức của Ray-Ban Vietnam

Hành trình trở thành đối tác của Ray-Ban, và những dấu ấn lớn từ nhà bán lẻ mắt kính hàng hiệu Patrick Eyewear đã giúp họ khẳng định vị thế.

Hướng dẫn sử dụng "thiền định" giảm căng thẳng lo âu một cách hiệu quả

Thiền định không chỉ là hoạt động giảm lo âu căng thẳng một cách hiệu quả mà nó còn mang lại vô số lợi ích đối với sức khỏe như cải thiện tim mạch và giấc ngủ.

5 lời khuyên thực tế để trở nên tích cực hơn

Chúng ta sống mỗi ngày của mình với vô số những cảm xúc và khó có thể tránh được cảm giác lo âu, căng thẳng. Hãy cho phép bản thân tạm dừng và thư giãn.

10 "thực hành hạnh phúc" từ khắp nơi trên thế giới

Thế giới ngày càng trở nên bận rộn và "tốc độ" hơn khiến chúng ta quên đi những hạnh phúc nhỏ hằng ngày. Những thực hành từ các quốc gia có thể sẽ giúp ta đấy.

Giữ cho tâm trí luôn đúng: 5 mẹo gỡ rối tư duy "không thể"

Chúng ta thường có tâm lý tôi không thể làm bất cứ điều gì ra hồn cho một nhóm. Và điều quan trọng để gỡ rối chính là tự hỏi bản thân mình sẽ đóng góp được gì.