x

Đăng nhập

Comming soon...

Blog Phim

Việt

Rạp và nhà làm phim Việt Nam thiệt hại vì dịch COVID-19

Bé Ba khó tính 08:30 - 28/06/2021

Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trong hơn một năm qua đã khiến các rạp liên tục phải đóng cửa để phòng chống sự lây lan trong nhiều giai đoạn. Tại nhiều nơi việc đóng cửa thậm chí đã kéo dài tới cả nửa năm. Tại các thành phố lớn tuy thời gian đóng cửa ít hơn nhưng cũng đã cộng dồn được khoảng hơn 3 tháng nếu tính cả 3 lần thực hiện việc giãn cách xã hội. Vậy, rạp phim và nhà sản xuất tại Việt Nam thiệt hại như thế nào từ đại dịch COVID-19?

 Mỗi lần rạp đóng cửa thì tôi chắc chắn rằng, doanh nghiệp phải chịu những khoản thua lỗ vô cùng nặng nề như chi phí mặt bằng chi phí nhân công chi phí bảo trì duy tu máy móc trong thời gian tạm ngưng hoạt động chi phí lãi vay và các khoản chi phí khác trong khi doanh thu thì bằng 0.

>>Xem thêm: Thiên Thần Hộ Mệnh có gì mà cư dân mạng đua nhau khen nức nở?

 Đối với mặt bằng các rạp có thể thương lượng với chủ thuê để giảm giá trong mùa dịch khi không hoạt động tuy nhiên mức hỗ trợ chỉ là một phần còn lại doanh nghiệp vẫn phải thanh toán đầy đủ. Theo thông tin tôi tìm hiểu, mức giảm giá bình quân từ 20 tới 30 % cao nhất có thể lên tới 50% tuy nhiên cũng có trường hợp không thể thương lượng về giá nên các rạp và chủ thuê cũng đã phải kéo nhau ra tòa để phân xử. 

 Tôi được biết, trong trường hợp chỉ có rạp đóng cửa nhưng trung tâm thương mại vẫn hoạt động thì chủ thuê có thể nhân nhượng nhưng nếu như ngay cả chủ thuê tức trung tâm thương mại cũng phải đóng cửa để phòng chống dịch thì việc thương lượng hỗ trợ giá thuê này sẽ trở nên khó khăn và cam go hơn rất nhiều Hoặc nếu có thì tỷ lệ giảm giá cũng sẽ ít hơn kỳ vọng.

>>Xem thêm: Trạng Tí Phiêu Lưu Ký: Nội dung đơn giản nhưng không tệ như đồn đoán

 Về nhân sự làm việc tại rạp thì doanh nghiệp vẫn đảm bảo trả lương cho lao động ít nhất bằng với mức lương tối thiểu vùng theo quy định cùng với các nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế đóng theo trên khung lương đầy đủ cùng các khoản trợ cấp khác. Các loại máy chiếu phim thiết bị chiếu phim cũng phải được thực hiện kiểm tra và bảo trì định kỳ nhất là khi không còn hoạt động mỗi ngày như trước đây và do đặc thù kĩ thuật thì các khoản chi phí này thường khá cao và tiêu tốn một con số nhất định vào túi tiền của các rạp.

Trong khi đó theo tôi tìm hiểu, chi phí để xây rạp và lắp đặt các thiết bị chiếu phim như màn hình âm thanh ánh sáng ghế ngồi là một khoản đầu tư rất lớn ban đầu hầu hết các rạp đều sử dụng tiền vay để đầu tư mở rộng kinh doanh thời gian qua do vậy khi không có doanh thu thì phần chi phí tài chính lãi vay phát sinh là một gánh nặng không nhỏ cùng với đó là các khoản nợ đáo hạn sẽ khiến doanh nghiệp đứng trước áp lực rất lớn để cân bằng được dòng tiền trong giai đoạn khó khăn này. Trong thời gian qua nhiều đơn vị rạp phim cũng kêu gọi sự hỗ trợ về gói tín dụng với lãi suất ưu đãi tuy nhiên đến nay thì vẫn chưa có thông tin nào cụ thể về việc này.

 Cùng với việc các rạp đóng cửa thì nhiều bộ phim trong và ngoài nước hoặc là phải rời lịch chiếu chưa rõ ngày trở lại hoặc là phải hoãn chiếu hoặc là nếu chiếu được thì doanh số cũng không được khả quan như kỳ vọng hay sự tương xứng với chất lượng tác phẩm. Nhắc đến điều này, tôi có thể kể đến các bộ phim như Bố Già hay Gái Già Lắm Chiêu V sau khi dời lịch từ năm ngoái đã phải dời tiếp lịch khi dự kiến ra vào Tết năm nay, cuối cùng hai phim cũng chiếu được vào tháng Ba. 

 Nếu như Bố Già thắng lớn về doanh thu thì Gái Già V  thì tôi thấy lại không đạt được kết quả như kỳ vọng khi chỉ thu về khoảng 60 tỷ khi đó nếu so với phần trước đó phim đạt doanh thu tới 150 tỷ thì đây là một sự thất vọng không hề nhỏ đối với nhà sản xuất và các nhà đầu tư. Ngay sau đó bộ phim Lật Mặt 48h của Lý Hải, Thiên Thần Hộ Mệnh của Victor Vũ, Trạng Tí Phiêu Lưu Ký của Ngô Thanh Vân sau khi chiếu rạp được vài ngày thì cũng đã tuyên bố tạm ngưng phát hành khi các rạp lần lượt đóng cửa vì phòng chống dịch.

>>Xem thêm: Bố Già: Bộ phim hiếm hoi được đánh giá số điểm CỰC PHÊ

 Việc một bộ phim sản xuất xong không thể ra rạp, không có doanh thu sẽ khiến vốn đầu tư ban đầu bị đọng lại rất nhiều các khoản chi phí vay mượn để làm phim như chi phí lãi vay hay đáo hạn nợ gốc sẽ khiến áp lực lên các nhà làm phim trở nên lớn hơn bao giờ hết. Phim cũng dời ngày khởi chiếu liên tục sẽ khiến sản xuất phải sửa lại các ấn phẩm quảng bá tương ứng dẫn tới lãng phí chi phí truyền thông khá nhiều mà không thể thu lại doanh thu hay đo lường được hiệu quả đầu tư. 

 Có lẽ bạn sẽ nói tại sao không chờ phim chắc chắn ra rạp thì hãy quảng bá nhưng thực tế theo tôi biết, để một bộ phim được công chúng biết đến rộng rãi thì việc truyền thông phải được thực hiện trước ít nhất là hai tháng. Việc in ấn các ấn phẩm quảng cáo cứng như mô hình trưng bày, poster, tờ rơi cũng phải được thực hiện tại các rạp khoảng tầm từ một tháng trước khi phim chiếu. Nên ngay khi phim phải hoãn hay đổi ngày phát hành vào những tuần cuối cùng trước khi phim ra rạp thì không thể sửa chữa được và các nội dung truyền thông khi đã tung ra thì không thể nào thay đổi hay thu lại. 

 Khó khăn trong khâu lên kế hoạch thiết lập ngân sách và quảng bá phim là như vậy đến lúc phim ra rạp được thì nhà sản xuất cũng gặp phải nhiều thách thức như khán giả với tâm lý e sợ dịch bệnh cũng hạn chế một phần tới rạp, chi tiêu hạn chế, sự cạnh tranh từ các bộ phim khác cùng nhau ra tại một thời điểm khiến tỷ lệ chọi ngày càng tăng, chia sẻ trong việc lựa chọn đầu phim của khán giả dẫn tới doanh thu đôi khi không thể cao như mong đợi.

>>Xem thêm: Gái Già Lắm Chiêu V - Hời hợt và gượng gạo

Có thể nói dịch bệnh diễn biến phức tạp và khó lường đã gây nên những khó khăn và thiệt hại đáng kể đối với nhà rạp và nhà sản xuất phim. Tôi mong rằng mỗi người khán giả cũng phải đương đầu với những khó khăn của cuộc sống trong đại dịch nhưng hãy cùng hy vọng dịch sẽ sớm được không chế để mọi thứ sớm trở lại bình thường, rạp cũng sẽ sớm được trở lại và các nhà làm phim sẽ được mang những đứa con tinh thần của mình đến phục vụ khán giả đại chúng một cách tốt nhất và an toàn nhất.

*Bài viết của Bé Ba khó tính gửi về DienAnh.Net.

>>Xem thêm: Lừa Đểu Gặp Lừa Đảo: Cười cùng kế hoạch lừa trai của gái xinh mà dại

Cùng "hóng" những tin tức nóng sốt , cập nhật từng phút từng giây tại fanpage DienAnh.net

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Thanh Sơn đã có tình mới sau Khả Ngân, cực "ngọt" trong phim mới

Đức Nguyên

Đức Nguyên

Nối tiếp thành công của những "phim giờ vàng", VTV lại tiếp tục cho ra mắt một tác phẩm mới mang tên Mình Yêu Nhau Bình Yên Thôi từ nhà sản xuất SK Pictures.

Sinh Vật Gyeongseong: Park Seo Joon không cứu được nội dung nhạt nhòa

Nga Cao

Nga Cao

Mùa 1 của Sinh Vật Gyeongseong có diễn biến, nội dung vô cùng rời rạc. Có lẽ điểm gây ấn tượng duy nhất là visual "10 điểm" của những diễn viên trong phim.

Hãy nói lời yêu: Thước phim chữa lành của mỹ nam Jung Woo Sung

Nga Cao

Nga Cao

Nhân vật của Jung Woo Sung tìm cách vượt qua những trở ngại do khiếm thính để kết nối với mọi người trong bộ phim Hãy nói lời yêu (Tell Me You Love Me).

Welcome to Samdalri: Ji Chang Wook chữa lành khán giả

Nga Cao

Nga Cao

Welcome to Samdalri (Chào Mừng Đến Samdalri) mang đến tiếng cười và sự chữa lành cho người xem. Ji Chang Wook, người đóng vai Cho Yong Pil thu hút mọi chú ý.

Hôn nhân hợp đồng: Bộ phim xuyên không lãng mạn của Lee Se Young

Nga Cao

Nga Cao

Lee Se Young và Bae In Hyuk đem đến câu chuyện ngọt ngào và không kém ly kỳ ngay từ 2 tập đầu của Hôn nhân hợp đồng (The Story Of Park's Marriage Contract).

Tập cuối Thạch Sanh Lý Thanh: Ai là gà, ai là kẻ lùa gà?

Nga Cao

Nga Cao

Tập cuối của bộ phim chiếu mạng Thạch Sanh Lý Thanh khiến người xem thỏa mãn với kết thúc xứng đáng dành cho tất cả nhân vật.