x

Đăng nhập

Comming soon...

Video Phim

Khác

4 cách lập ngân sách "như người giàu" giúp bạn ngày càng dư giả hơn

Tian Yi 22:45 - 11/07/2022

Dù thu nhập ít hay nhiều, nếu chúng ta có một kế hoạch tài chính cụ thể, thì sẽ có thể làm giàu một cách nhanh chóng hoặc chí ít là cuộc sống sẽ không bị thiếu thốn. Theo Ahren Tiller: “Ngân sách gia đình rất quan trọng. Nó giúp bạn lập kế hoạch sử dụng những đồng tiền của mình trong hiện tại và tương lai. Mỗi người sẽ có những nhu cầu khác nhau nên việc xây dựng ngân sách cũng cần phù hợp với bản thân và gia đình để đặt ra các ưu tiên về chi tiêu theo cách hiệu quả nhất có thể".

Mức thu nhập của mỗi chúng ta là khác nhau, xuất phát điểm, nhu cầu cũng khác nhau. Nhưng điểm chung của chúng ta là đều cần có một ngân sách phù hợp cho bản thân và gia đình. 

Mỗi người sẽ có những nhu cầu khác nhau nên việc xây dựng ngân sách cũng cần phù hợp với bản thân

1. Lập ngân sách thủ công

Đây là một phương pháp rất cơ bản dành cho người mới bắt đầu. Jacqueline Gilchrist đã từng nói: “Nếu bạn là người mới bắt đầu lập ngân sách thì chiến lược lập ngân sách hiệu quả là theo dõi tiền đến và tiền đi của mình”. 

Chỉ với một quyển sổ và một cây bút chì, ta đã có thể bắt đầu làm quen với việc lập ngân sách. Ghi lại thu chi của bản thân hàng tháng trong sổ sẽ giúp chúng ta dễ dàng theo dõi được các khoản phí hàng ngày. Việc ta cần phải làm sau đó là cân đối lại mức thu chi cho phù hợp. Khi đã có kinh nghiệm, hãy cân nhắc đến những sự lựa chọn nhanh chóng, phù hợp hơn, chẳng hạn như các ứng dụng giúp liên kết tài khoản để theo dõi chi tiêu.

Lập ngân sách thủ công nghĩa là chúng ta sẽ viết ra một cách chi tiết những khoản nào cần chi trong tháng

2. Lập ngân sách bằng phong bì

Nếu là một người luôn trữ tiền mặt bên mình và thường có xu hướng xài hết trước cuối tháng thì phương pháp này dành cho bạn. Julie Ramhold, chuyên gia phân tích người tiêu dùng cho hay: “Bạn cần một chút công tác thiết lập ban đầu, song về cơ bản là hàng tháng, tiền mặt sẽ được chia vào các phong bì khác nhau đại diện cho các danh mục chi tiêu khác nhau”.

Khi có lương, hãy chia ra các khoản tiêu dùng cần thiết như phí dịch vụ điện nước, tiền ăn, tiền mua sắm...  vào từng phong bì. Chúng ta chỉ nên cho phép bản thân tiêu xài trong khoảng tiền đã được đề ra để tránh bội chi. Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhiều hạn chế vì ta phải cầm rất nhiều bao thư bên mình, dễ gây mất tiền phiền phức.

Chia tiền ra bằng những chiếc phong bì dành cho những hoạt động chi tiêu khác nhau 

3. Nguyên tắc 50/20/30

Quy tắc 50/20/30 là một quy tắc quản lý tài chính nổi tiếng. Quy tắc này đã được giới thiệu trong cuốn sách All Your Worth: The Ultimate Lifetime Money Plan của Elizabeth Ann Warren và Amelia Warren Tyagi. Nội dung của nguyên tắc này chính là phân chia thu nhập thành 3 phần: 50% cho sinh hoạt cá nhân, 30% cho những việc liên quan đến giải trí và nhu cầu riêng, và 20% tiết kiệm.

Đầu tiên, chúng ta không nên dành quá một nửa thu nhập của mình cho các nhu cầu thiết yếu. 50% có vẻ là một tỷ lệ cao, nhưng khi nhìn vào các loại phí như điện nước, ăn uống, các chi phí phát sinh ngoài luồng... thì đây là một con số khá hợp lý.

Quy tắc 50/20/30 giúp chúng ta phân bổ tiền bạc một cách hợp lý cho cả tương lai ngắn hạn

Tiếp theo, hãy dành cố định 20% cho các khoản tiết kiệm như lương hưu hay các khoản đầu tư tài chính khác. Tốt nhất nên có cho mình một khoản tiền phòng thân để đủ trang trải từ 3 - 6 tháng trong các trường hợp khẩn cấp. 30% còn lại là cho các nhu cầu giải trí không cần thiết như mua sắm, du lịch, họp mặt bạn bè... Đây là một khoản tiền cần thiết nhưng nếu có thể, hãy dành dụm và dành phần đó cho việc tiết kiệm.

4. Ngân sách ưu tiên tiết kiệm 

Nội dung của phương pháp này có nghĩa là chúng ta nên dành ra một phần tiền cố định và bỏ vào tài khoản để dành dụm ngay khi có lương thay vì trả hết tất cả các khoản tiền trong tháng và dành phần còn lại để tiết kiệm. Đây là cách làm cực kỳ hữu ích cho những người hay tiêu xài lố tay hoặc những người trẻ chưa có quá nhiều gánh nặng về tài chính. Nó sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta sau này.

Ưu tiên cho việc tiết kiệm thì không bao giờ thừa, bởi nền tảng của sự dư giả chính là tiết kiệm đúng đắn

Kết: Tôi nghĩ, 4 cách trên đây phù hợp với mọi đối tượng, nó có thể không mang lại cho tất cả mọi người sự tự do tài chính ngay lập tức, nhưng có thể giúp chúng ta tiến đến gần hơn với cuộc sống thoải mái giàu có mà mình hằng mơ ước. 

* Bài viết của Tian Yi chia sẻ tại box Cafe Danner

Tiền không mang lại hạnh phúc nhưng muốn hạnh phúc cần phải có tiền. Nếu có chia sẻ hay về nghĩ giàu làm giàu, tự do tài chính , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Kính RayBan và làn sóng văn hóa Mỹ

Đồng

Đồng

Chúng ta hãy nhìn lại lịch sử và văn hóa đại chúng Hoa Kỳ qua lăng kính của những thương hiệu kính mắt cổ điển và lâu đời nhất, kính RayBan.

Patrick Eyewear và vị thế đối tác chính thức của Ray-Ban Vietnam

Đồng

Đồng

Hành trình trở thành đối tác của Ray-Ban, và những dấu ấn lớn từ nhà bán lẻ mắt kính hàng hiệu Patrick Eyewear đã giúp họ khẳng định vị thế.

Hướng dẫn sử dụng "thiền định" giảm căng thẳng lo âu một cách hiệu quả

Tian Yi

Tian Yi

Thiền định không chỉ là hoạt động giảm lo âu căng thẳng một cách hiệu quả mà nó còn mang lại vô số lợi ích đối với sức khỏe như cải thiện tim mạch và giấc ngủ.

5 lời khuyên thực tế để trở nên tích cực hơn

Tiêu Dao

Tiêu Dao

Chúng ta sống mỗi ngày của mình với vô số những cảm xúc và khó có thể tránh được cảm giác lo âu, căng thẳng. Hãy cho phép bản thân tạm dừng và thư giãn.

10 "thực hành hạnh phúc" từ khắp nơi trên thế giới

Tiêu Dao

Tiêu Dao

Thế giới ngày càng trở nên bận rộn và "tốc độ" hơn khiến chúng ta quên đi những hạnh phúc nhỏ hằng ngày. Những thực hành từ các quốc gia có thể sẽ giúp ta đấy.

Giữ cho tâm trí luôn đúng: 5 mẹo gỡ rối tư duy "không thể"

Tian Yi

Tian Yi

Chúng ta thường có tâm lý tôi không thể làm bất cứ điều gì ra hồn cho một nhóm. Và điều quan trọng để gỡ rối chính là tự hỏi bản thân mình sẽ đóng góp được gì.