x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Việt

Bố Già gửi tới Oscar 2022: Sự thay đổi của phim Việt tranh đề cử

NNgân 09:55 - 08/12/2021

Mới đây chúng ta có một tin bất ngờ khi tác phẩm điện ảnh đầu tay của nghệ sĩ Trấn Thành - phim Bố Già đã được chọn là đại diện Việt Nam, gửi tranh vòng sơ loại hạng mục Phim quốc tế hay nhất ở Oscar năm 2022. Điều đó có nghĩa là, Bố Già sẽ phải “chiến” với 93 phim nước ngoài khác cùng được gửi dự tranh hạng mục này, để chen chân vào top 5 đề cử chính thức của giải Oscar. Đây là điều gần như không tưởng. 

>> Xem thêm: So kè sắc vóc, diễn xuất của dàn sao Thương Ngày Nắng Về với bản gốc

Mặc dù vậy tôi thấy việc chọn Bố Già đệ trình Oscar là hoàn toàn hợp lý bởi đây là tác phẩm điện ảnh nổi bật nhất của nước mình trong năm nay. Với kỷ lục doanh thu hơn 420 tỷ đồng (tính đến thời điểm hiện tại), Bố Già đã lập nên một cột mốc mới trên chặng đường phát triển của điện ảnh Việt Nam. Do đó, Cục Điện ảnh quyết định chọn phim này để đại diện tham gia tranh tài trên đấu trường quốc tế cũng là điều tất yếu. Nhưng dĩ nhiên, việc vào top 5 đề cử là chuyện còn xa vời vợi, xa lắm…

Điểm lại “lịch sử” những bộ phim Việt Nam đình đám từng được đệ trình giải Oscar từ năm 1993 đến năm 2020, chỉ có duy nhất Mùi Đu Đủ Xanh của đạo diễn Trần Anh Hùng là lọt top, trở thành bộ phim nói tiếng Việt đầu tiên nhận đề cử Oscar. Khỏi phải nói, bộ phim này vô cùng xuất sắc, đặc biệt về mặt hình ảnh. Giới chuyên môn nước ngoài đều không ngớt lời khen tặng. 

Bộ phim xoay quanh Mùi - một cô gái trẻ làm người ở cho một gia đình gốc Bắc làm nghề buôn vải ở Sài Gòn vào khoảng những năm 1950. Cả bộ phim chìm đắm trong một không gian nội tâm, trầm lắng, đầy tế nhị về một Sài Gòn rất khác trên màn ảnh Việt. Mặc dù tiết tấu phim nhẹ nhàng như một hơi thở, song, thông điệp đọng lại đầy sức nặng. Thông qua hình tượng quả đu đủ, đạo diễn Trần Anh Hùng đã nêu lên câu chuyện về thân phận người phụ nữ Việt. Cá nhân tôi rất mê bộ phim này. 

Ngoài Mùi Đu Đủ Xanh, những phim Việt tham gia đệ trình giải Oscar trong giai đoạn 1993 -  2000 còn có những phim nổi bật khác bao gồm: Bụi Hồng (1996) của đạo diễn Hồ Quang Minh, Ba Mùa (1999) của đạo diễn Tony Bùi Mùa Hè Chiều Thẳng Đứng (2000) - một phim ấn tượng khác của đạo diễn Trần Anh Hùng. 

Sang đến giai đoạn 2005 - 2009, những phim Việt tranh tài Oscar bao gồm những cái tên: Mùa Len Trâu (2005) của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh, Chuyện Của Pao (2006) của đạo diễn Ngô Quang Hải, Áo Lụa Hà Đông (2007) của đạo diễn Lưu Huỳnh, Đừng Đốt (2009) của đạo diễn Đặng Nhật Minh

>> Xem thêm: Những khoảnh khắc hậu trường "khó đỡ" phim Phố Trong Làng

Trong số này, nổi bật nhất là phim Áo Lụa Hà Đông của đạo diễn Lưu Huỳnh. Phim lấy bối cảnh năm 1954 tại tỉnh Hà Đông khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang dần tiến tới hồi kết. Hình ảnh chiếc áo lụa Hà Đông xuất hiện xuyên suốt bộ phim, theo chân nữ chính Dần - Trương Ngọc Ánh đi qua những bi thương của dân tộc, mang theo ước vọng hòa bình, tự do và hạnh phúc, trở thành một biểu tượng kinh điển trên màn ảnh Việt. 

Tôi còn nhớ đoạn thoại của bé An, con của cô Dần, khi tả về chiếc áo dài: “Mẹ tôi bảo áo dài là biểu tượng của sự chịu đựng vô bờ bến. Của những tấm lòng rộng lượng của người phụ nữ Việt Nam. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, dù cho chiến tranh bom đạn, có tàn phá thế nào đi nữa”. Lần nào xem lại tôi cũng rơi nước mắt. 

Đến giai đoạn 2011-2016, phim Việt tham gia đề trình Oscar bao gồm: Khát Vọng Thăng Long (2011) của đạo diễn Lưu Trọng Ninh, Mùi Cỏ Cháy (2012) của đạo diễn Nguyễn Hữu Mười, Trúng Số (2015) của đạo diễn Dustin Nguyễn Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh (2016) của đạo diễn Victor Vũ

Trong loạt phim giai đoạn này, tôi muốn nói đôi nét về Mùi Cỏ Cháy của đạo diễn Nguyễn Hữu Mười. Đây là phim lịch sử, lấy bối cảnh giai đoạn 1971–1972, với lệnh gọi các sinh viên đang trên giảng đường đại học nhập ngũ để có đủ nhân lực tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khơi mào cho sự kiện Mùa hè đỏ lửa năm 1972 với trận chiến ác liệt tại Thành cổ Quảng Trị. 

Phim được đánh giá đã lay động khán giả sâu sắc với những bi kịch đời thường và những hi sinh của tuổi trẻ thời chiến mang theo khát vọng về gia đình, tình yêu, tình bạn. Có chi tiết không phải ai cũng biết là tên phim được phát triển từ bài thơ Mùi cỏ cháy của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm. Ông cũng là người đảm nhận phần kịch bản của bộ phim. Các bạn có thể lục lại để xem bộ phim này nha, rất cảm động. 

 Tôi cho rằng, hẳn các bạn cũng thấy trong những năm đó, những tựa phim điện ảnh Việt được gửi đệ trình cho 1 suất có mặt trong đề cử Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất của Oscar, hầu hết là về chủ đề chiến tranh, lòng yêu nước hoặc mang đậm tính nghệ thuật mà ít giá trị thương mại, doanh thu phòng vé. Hiếm hoi có phim như Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh là một tựa phim quen mặt quen tên với khán giả đại chúng, nhưng xét ra thì nội dung phim này chỉ ở mức làm hài lòng fan của truyện Nguyễn Nhật Ánh chứ không phải một bộ phim mới mẻ, độc đáo dành cho đại chúng. 

Thế nhưng, bước sang đến giai đoạn 2017-2020, Cục điện ảnh và các ban ngành đã cân nhắc để chọn ra những phim có tính thương mại nhiều hơn, toàn những cái tên quen thuộc, gồm: Cha Cõng Con (2017) của đạo diễn Lương Đình Dũng, Cô Ba Sài Gòn (2018) của cặp đôi đạo diễn Trần Bửu Lộc - Kay Nguyễn, Hai Phượng (2019) của đạo diễn Lê Văn KiệtMắt Biếc (2020) của đạo diễn Victor Vũ

Cô Ba Sài Gòn là tác phẩm điện ảnh nổi tiếng, lấy đề tài về chiếc áo dài Việt Nam, được lồng trong câu chuyện xuyên không, mang tinh thần tôn vinh văn hóa truyền thống. Nói chung thông điệp phim rất có tính lan tỏa nhưng cá nhân tôi thấy nền tảng câu chuyện chưa được thuyết phục cho lắm. So với Hai Phượng, một tác phẩm đình đám của cùng nhà sản xuất, Cô Ba Sài Gòn không ấn tượng bằng.  

Hai Phượng thực sự là một cú hích lớn của điện ảnh Việt, với doanh thu cán mốc 200 tỷ và được hãng Netflix mua lại bản quyền phát sóng. Bộ phim xoay quanh hành trình nghẹt thở và căng thẳng của bà mẹ đơn thân Hai Phượng (Ngô Thanh Vân) khi phải đối đầu với cả một đường dây tội phạm xuyên quốc gia để cứu con gái nhỏ - Mai (Mai Cát Vy). Ngoài những pha hành động ấn tượng, những phân đoạn cảm xúc giữa hai mẹ con cũng tạo được hiệu ứng người xem. 

Còn về Mắt Biếc, đây là bộ phim thứ hai chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Thực sự, làm phim chuyển thể là một vấn đề “khó chịu” ở Việt Nam. Rất ít phim chuyển thể có được doanh thu lẫn danh tiếng tốt vì liên tục bị khán giả đặt lên bàn cân để so sánh với tác phẩm gốc. Thế nhưng, may thay, Mắt Biếc không phải chịu chung số phận đó. Phim đạt hiệu ứng tốt và nhận về nhiều lời khen từ giới chuyên môn lẫn khán giả đại chúng. 

Đại khái, phim lấy bối cảnh ở Quảng Nam trong thập niên 1960 -1970, xoay quanh mối tình đơn phương của Ngạn với Hà Lan qua nhiều cung bậc, "từ ngộ nghĩnh trẻ con, rồi tình yêu thuở học trò trong sáng, trải qua bao biến cố, trở thành một cuộc "đuổi hình bắt bóng" buồn da diết, nhưng không nguôi hi vọng". Ai chưa xem nhớ tìm xem lại nha, bởi tôi thấy phim này xem khá thích. 

 Và đến năm 2022 tới đây, khi Bố Già được lựa chọn đệ trình lên Oscar, để có cơ hội góp mặt vào đề cử Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất, tôi chợt nhận ra, ít nhất thì đây cũng là bộ phim khiến cho khán giả lẫn giới chuyên môn hài lòng nhất trong năm vừa qua. 

Ừ thì cũng có chút thiệt thòi vì năm 2021, Việt Nam trải qua 2-3 đợt dịch COVID-19 khiến cho thị trường phim Việt chỉ hoạt động từ tháng 3 đến đầu tháng 5 mà thôi. Vỏn vẻn trong gần 3 tháng, những tựa phim điện ảnh đáng chú ý chỉ có Bố Già, Gái Già Lắm Chiêu V, Thiên Thần Hộ Mệnh, Trạng Tí, Lật Mặt 48H. Bởi thế, khác xa với những năm trước, Bố Già gần như không có đối thủ để tính đến câu chuyện “phù hợp” đi thi quốc tế. 

Xét ra thì Bố Già vẫn là dung hoà giá trị nghệ thuật và thương mại nhất, khi phim hốt bạc, lập kỷ lục phòng vé mà vẫn tạo nhiều cảm xúc cho khán giả, khiến người xem khóc cười với các nhân vật, để lại nhiều bài học cho mọi người sau khi xem, thay vì… trôi tuột quên luôn sau khi rời rạp. 

Những tựa phim nổi bật còn lại, tôi cho rằng nó chỉ ở mức thị trường thương mại, ngoại trừ Trạng Trí thì có thêm yếu tố văn hoá Việt Nam cài cắm thông qua Thần Đồng Đất Việt cũng như làm dưới dạng fantasy có đầu tư, nhưng sẽ rất khó để thi thố ở Oscar vì… đâu phải ai cũng hiểu. Riêng về Bố Già, ít nhất câu chuyện cha con của một dạng phim gia đình như vậy, cũng có triển vọng nhiều hơn. 

Nói chung, phim Việt mình đi “đánh” nước ngoài, đặc biệt là ở những giải lớn như Oscar, chủ yếu là giao lưu văn hóa, trao đổi kinh nghiệm. Dĩ nhiên chúng ta có quyền hi vọng tác phẩm xứ mình cũng làm nên chuyện, nhưng thực tế cho thấy thực lực vẫn còn kém so với mặt bằng chung. Chúng ta nên nhìn nhận thực tế này để cố gắng, nỗ lực, phát huy. Tôi tin rằng với những dấu hiệu khả quan của điện ảnh nước mình gần đây, trong tương lai, chúng ta có thể đạt lấy những thành tích nổi bật hơn trên đấu trường quốc tế. Các bạn có nghĩ vậy không?

>> Xem thêm: Thương Ngày Nắng Về: Nỗi ám ảnh của phụ nữ sau khi cưới

*Bài viết của NNgân trên DienAnh.Net

Nếu bạn cũng mê phim Việt thì theo dõi nhiều bài viết hơn tại đây nha! Còn muốn “hóng hót” tin tức hay ho về những phim khác thì nhanh tay click vào mạng xã hội DienAnh.Net để đọc thêm nhiều điều hay ho nha.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Nga Cao

Nga Cao

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Nga Cao

Nga Cao

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Nga Cao

Nga Cao

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Nga Cao

Nga Cao

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Lindo

Lindo

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.