x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Hàn

Hometown Cha-Cha-Cha: Cười nhân văn, khóc ý nghĩa với kịch bản giản dị

Mandu 12:21 - 10/09/2021

Hôm nay Mandu sẽ review phim Hàn Quốc Hometown Cha-Cha-Cha 2021 (Điệu Cha-Cha-Cha Làng Biển), bộ phim hài - lãng mạn với sự tham gia của Shin Min AhKim Seon Ho đang khuynh đảo khung giờ phim cuối tuần của đài tvN. Sở hữu motif kịch bản không mới nhưng điều gì khiến Hometown Cha-Cha-Cha vẫn thu về được nhiều thành tích đáng kể chỉ sau 4 tập mở màn? Cùng theo chân Mandu để tìm hiểu nhé. 

>>Xem thêm: Lovers of the Red Sky: Kỹ xảo lố, Kim Yoo Jung diễn xuất một màu

Nội dung phim Hometown Cha-Cha-Cha (2021)

Điểm nhanh qua cốt truyện chính của Hometown Cha-Cha-Cha thì phim kể về nữ nha sĩ Yoon Hye Jin, một cô gái thành thị bộc trực và thẳng thắn bất ngờ chuyển đến làng chài Gongjin làm việc sau một sự cố oái ăm với viện trưởng cũ. Tại đây cô gặp Trưởng thôn Hong Doo Sik, chàng trai có tích cách bao đồng, luôn cố gắng giúp đỡ tất cả mọi người. Cả hai gặp nhau như định mệnh từ khi còn bé nhưng vì sự khác biệt của môi trường sống mà hàng loạt tình huống dở khóc dở cười đã xảy ra. 

Trong một “rừng” phim về giới thượng lưu với hàng loạt drama căng não thì màn chào sân của Hometown Cha-Cha-Cha như một làn gió mát, giúp người xem thư giãn đầu óc vào dịp cuối tuần. Không sở hữu một cốt truyện đặc biệt hay mới mẻ nào cả, bộ phim có kịch bản khá giản dị khi khai thác tình yêu, con người và cuộc sống của những người dân nơi làng chài biển ở các độ tuổi khác nhau. 

Kịch bản phim Hometown Cha-Cha-Cha (2021)

Hướng phát triển nội dung của Hometown Cha-Cha-Cha cũng giống như những kịch bản thuộc thể loại rom-com (hài - lãng mạn) thường thấy trên thị trường như tình yêu định mệnh của nam nữ chính, quá khứ có biến cố, gia đình, sự kết nối với cộng đồng,… Thế nhưng, điểm cộng lớn nhất giúp phim vẫn tạo được sức hút chính là nhờ vào việc đầu tư tỉ mỉ lời thoại của các nhân vật và bối cảnh diễn ra lời thoại đó.

Những câu thoại được đưa vào các cảnh quay rất đời thường, bình dị nhưng lại ẩn chứa giá trị nhân văn cao. Mỗi nhân vật trong phim đều có nỗi niềm và câu chuyện riêng nên dường như mỗi lời nói mà họ nói đều thực tế đến mức trần trụi. Chỉ qua 4 tập mở màn mà Mandu đã “bỏ túi” được rất nhiều lời thoại đắt giá, không màu mè hoa mỹ, chỉ đơn giản là sự chiêm nghiệm, cách nhìn đời từ các góc độ khác nhau của mỗi người nhưng lại đủ sức khiến trái tim rung động. 

>>Xem thêm: Preview Penthouse 3 tập cuối: Eun Byul tự vẫn, Soo Ryeon happy ending?

Điểm cuốn hút tiếp theo khiến Mandu không thể rời mắt khỏi phim chính là sự tinh tế ở những chi tiết nhỏ nhất được lồng ghép vô cùng nghệ thuật vào mỗi phân cảnh. Đôi giày đắt đỏ mà nhân vật Hye Jin làm mất vào ngày đầu tiên đến làng Gongjin giống như sự đối chiếu cuộc sống mà cô đang trải qua ở thời điểm đó vậy. Đôi giày tượng trưng cho hướng đi nhưng cô vô tình làm mất nó như cách mà cuộc đời cô đang bắt đầu rẽ hướng. 

Hye Jin mất giày như mất hướng đi cuộc đời. 

Cuối tập 4 khi nhân vật Doo Sik tìm thấy chiếc giày còn lại và trả cho Hye Jin, khoảnh khắc cô mang nó vào chân và đèn trong nhà bắt đầu được thắp sáng giống như ngụ ý rằng, cuộc đời mới của Yoon Hye Jin đang bắt đầu một cách đúng đắn vậy. Hay như cách mà Hong Doo Sik âm thầm bảo vệ và dõi theo cuộc sống Hye Jin cũng được quay ở nhưng shoot hình khá ngắn chứ không hoàn toàn tập trung hẳn vào, để làm lý tưởng hóa nhân vật đó. Nét tinh tế trong từng dụng ý nhỏ này được thêm thắt khá khéo léo làm Mandu mỗi lần theo dõi phim đều vô thức mà cảm thán. 

Chiếc giày được tìm lại ngầm khẳng định hướng đi đúng. 
Những cử chỉ quan tâm tinh tế. 

Diễn xuất diễn viên phim Hometown Cha-Cha-Cha (2021)

Phản ứng hóa học bùng nổ trong Hometown Cha-Cha-Cha là một trong những chủ đề mà Mandu rất coi trọng. Cũng giống như các bộ phim đình đám trước đây xây dựng thành công bối cảnh tình làng nghĩa xóm như Reply 1988, Khi Hoa Trà Nở,…Hometown Cha-Cha-Cha tạo nhiều mối liên kết giữa các hộ gia đình đang sinh sống ở làng chài Gongjin, và để các nhân vật tự do phát huy sự khăng khít của mình. Dù là nhân vật chính hay phụ, dù chỉ là những đứa trẻ con hàng xóm thì cách mà biên kịch gắn kết họ lại với nhau bằng các câu chuyện đời thường đều rất hợp lý và thể hiện tính cộng đồng cao. 

Phản ứng hóa học bùng nổ từ chính đến phụ,

Khả năng tạo tình huống hài hước trong phim khá đa dạng từ lời thoại cho đến cách thể hiện. Sẽ có những phân cảnh hết sức bình thường mà Mandu có thể bắt gặp ngoài đời thực nhưng khi một lần nữa nhìn thấy nó trên phim thì lại bất giác cười theo. 

Màu sắc chủ đạo mà Hometown Cha-Cha-Cha sử dụng chính là xanh và vàng, sự kết hợp có phần đối lập nhưng lại tạo cảm giác vô cùng dễ chịu. Xanh của trời, của biển khiến Mandu cảm nhận được bình yên và thuần khiết. Vàng của ánh hoàng hôn, đèn hải đăng, của ánh nến là chất xúc tác sưởi ấm trái tim mỗi người xem.

Màu chủ đạo là xanh vàng.

>>Xem thêm: So kè các bộ ảnh cưới trong Penthouse: Yoon Hee và Yoon Cheol đẹp nhất

Cười theo cách nhân văn và khóc vì những điều ý nghĩa là hai điều đọng lại trong Mandu khi theo dõi 4 tập đầu tiên của Hometown Cha-Cha-Cha. Cốt truyện tưởng chừng như nhàm chán lại lôi cuốn theo cách rất riêng, Mandu cảm thấy như được chữa lành trong từng thước phim vậy. Trong thời điểm đang bội thực vì các bộ phim đấu đá của giới thượng lưu thì Mandu nghĩ Hometown Cha-Cha-Cha xứng đáng là bộ phim mà bạn nên xem vào cuối tuần đó. 

*Bài viết Mandu gửi về DienAnh.net

Mê mệt Hometown Cha-Cha-Cha và những phim ngôn tình lãng mạn thì hãy truy cập DAN Ngôn Tình để cập nhật tin tức siêu nhanh nhé.

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Dưới đáy hồ: Khi Drag queen trở thành linh hồn của câu chuyện

Thành Phát

Thành Phát

Dưới đáy hồ ra mắt đúng vào Tháng Tự Hào, như gửi gắm nhẹ nhàng sâu sắc: những chất liệu queer trong điện ảnh Việt không cần phải gồng lên để chứng minh điều gì

Karen Nguyễn trong Dưới đáy hồ: "Của hiếm" của màn ảnh Việt

Nga Cao

Nga Cao

Màn thể hiện của Karen Nguyễn trong phim kinh dị truyền thuyết đô thị 2025 “Dưới đáy hồ” để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem.

3 lý do nên xem phim kinh dị truyền thuyết đô thị Dưới đáy hồ

Nga Cao

Nga Cao

“Dưới đáy hồ” là tác phẩm kinh dị nặng đô đầy chiều sâu của bộ đôi từng làm nên thành công của Tết ở làng địa ngục hay Kẻ ăn hồn.

Dưới Đáy Hồ: Không dành cho người trốn tránh bản thân

Minh Anh

Minh Anh

Phim “Dưới Đáy Hồ” là một bước đột phá của điện ảnh kinh dị Việt Nam với đề tài song trùng tâm lý hiếm gặp, tạo ra trải nghiệm mới mẻ cho khán giả.

Until Dawn (Bí Mật Kinh Hoàng): Khi nỗi sợ đến từ người bên cạnh bạn

Thành Phát

Thành Phát

Until Dawn khiến khán giả không chỉ sợ những gì trong bóng tối, mà còn rùng mình trước ánh sáng mờ ảo của những mối quan hệ tưởng như an toàn.

Hành trình tái sinh của những “Anh tài” trong “Mưa Lửa”

Thành Phát

Thành Phát

“Mưa Lửa - Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai Movie” không phải một phim concert, không phải phim trình diễn.