x

Đăng nhập

Comming soon...

Phim chiếu rạp

Marvel

Việt Nam khoái ra phim dịp 30/04 - 01/05 nhưng Mỹ luôn né lễ lao động

SEIZEDIX 09:35 - 03/10/2022

Hollywood yêu thích những ngày nghỉ cuối tuần và càng tuyệt vời hơn khi có thêm những kỳ nghỉ lễ lớn đi kèm. Đây cũng là thời điểm tuyệt vời để ra mắt những bom tấn lớn và tôi nghĩ không phải tự nhiên mà 4 trong 5 phim Star Wars gần đây đều ra mắt trước giáng sinh. Từ lễ Tạ ơn, lễ giáng sinh tới tuần lễ phục sinh, tất cả đều là thời điểm vàng của các nhà sản xuất phim ở Mỹ.

Bất ngờ hơn, bất chấp xu hướng trên, vẫn có một kỳ nghỉ luôn bị bỏ qua và có rất ít những bộ phim lớn ra mắt vào tuần lễ này. Trước khi Shang-Chi phát hành, cuối tuần lễ lao động chưa bao giờ là thời điểm tiềm năng đối với các nhà sản xuất phim. Tại sao lại như vậy? Tại sao đây là ngày lễ duy nhất trong năm mà Hollywood không quan tâm? Hãy cùng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Một điều kỳ lạ là ngày lễ lao động có lịch sử khá lâu đời, ít nhất là khi so với các ngày lễ khác của liên bang. Ngày này tồn tại từ năm 1882 và trở thành ngày lễ chính thức vào năm 1894. Cùng so sánh nhé, Halloween được nhiều người coi là có nguồn gốc từ những năm 1840 còn lễ Tạ ơn không được công nhận là ngày lễ quốc gia cho đến năm 1863. Nói cách khác, Hollywood không quan tâm đến ngày lễ lao động không phải vì tầm ảnh hưởng của nó tới lịch sử nước Mỹ.

Một vấn đề khác là cuối tuần lễ lao động trùng với thời điểm mùa hè kết thúc. Thông thường, đây là thời điểm đối tượng quan trọng của mọi rạp chiếu (trẻ em, thanh thiếu niên và sinh viên đại học) quay trở lại trường học. Điều đó không có nghĩa là không một ai thuộc đối tượng khán giả đó đến rạp vào thời điểm này, nhưng trong những tuần đầu tiên của học kỳ mới, trường học thường là ưu tiên số một. Điều này có nghĩa là bất kỳ bộ phim nào phát hành trong tuần lễ lao động phải thực sự nổi bật để kéo được khán giả ra rạp.

Cuối tuần lễ lao động cũng thường được coi là khoảng thời gian chuyển tiếp giữa mùa hè vốn đã bận rộn và mùa thu bận rộn không kém. Nhiều người còn coi đây là thời điểm để phát hành các sản phẩm ngang tầm Oscar. Khi khán giả và hãng phim chuyển sang tập trung vào những bộ phim mang tính hàn lầm, không bất ngờ khi các bộ phim mở màn tại tuần lễ lao động dễ thất bại. Đôi khi, các liên hoan phim lớn (như liên hoan phim quốc tế Toronto) có thể diễn ra vào vài ngày ngay trước cuối tuần lễ lao động.

Tập trung vào những yếu tố lớn hơn không liên quan đến chất lượng phim, việc có ít bộ phim mới ra mắt vào cuối tuần lễ lao động còn vì đây là dịp lễ không quá nổi bật. So sánh với Halloween - thời điểm có những bữa tiệc hoành tráng mà bạn có thể xuất hiện với những trang phục táo bạo. Còn với lễ tạ ơn, lễ giáng sinh,… tất cả đều liên quan đến các buổi gặp mặt gia đình. Và tất cả những ngày lễ trên cũng mang tính thị trường rất lớn. 

Có lẽ lý do khác khiến Hollywood luôn tránh tuần lễ lao động là thành tích ảm đạm của các bộ phim ra mắt vào thời điểm này. Trong lịch sử, chỉ có hai bộ phim được công chiếu vào cuối tuần này và thu về hơn 50 triệu USD tại Bắc Mỹ. Bên cạnh hai bộ phim này, tuần lễ lao động đã trở thành mốc thời gian kinh hoàng đối với rất nhiều dự án. Làm sao tôi có thể quên Feardotcom, Disaster Movie, Kull the Conqueror hay Morgan chứ? Nói một cách công bằng, cuối tuần lễ lao động không chỉ là cơn ác mộng với các nhà sản xuất phim, mà còn với cả các chủ rạp chiếu.

Tuần lễ lao động cũng là thời điểm thích hợp để ra mắt một số thể loại phim nhất định. Điển hình là các bom tấn kinh dị, ví dụ như The Possession. Công ty Pantelion Films - chuyên sản xuất các tựa phim nhắm đến khán giả Latinx đã ra mắt một số bộ phim ăn khách vào thời điểm này, đặc biệt là Instructions Not Included. Đây cũng là tuần để một số bộ phim phát hành hạn chế vào tháng 8 có thể công chiếu rộng rãi. Searching, The IllusionistFast Times at Ridgemont High đều đã đi theo con đường này và đạt được doanh thu phòng vé vượt ngoài mong đợi. 

Nói đi cũng phải nói lại, năm ngoái, Shang-Chi đã gây ấn tượng vô cùng mạnh mẽ khi trở thành bom tấn có doanh thu mở màn cao nhất trong cuối tuần lễ lao động. Bộ phim đã bị trì hoãn nhiều lần vì đại dịch Covid-19 và có vẻ như việc ra mắt vào ngày lễ lao động không phải là lựa chọn khiến Marvel Studios hài lòng. Tuy nhiên, hãng phim buộc phải làm vậy vì không muốn trì hoãn EternalsSpider-Man: No Way Home

>>> Xem thêm: Shang-Chi và Iron Fist, ai là võ sĩ mạnh hơn?

Cuối tuần lễ lao động là lựa chọn duy nhất cho Shang-Chi và tôi tin Marvel không ngờ đây là một quyết định đúng đắn. Không chỉ có tuần mở màn thuận lợi, việc không có sự cạnh tranh từ các phim bom tấn khác trong tháng 9/2021 đã giúp doanh thu tại Bắc Mỹ đạt 224 triệu USD. Điều này khiến Shang-Chi trở thành một trong những bộ phim có doanh thu nội địa cao nhất trong năm 2021.

Dù thành công của Shang-Chi một phần đến từ việc bộ phim đến từ nhà Marvel, thế nhưng thành công đáng kinh ngạc của dự án này cũng như doanh thu phòng vé khổng lồ của cả hai phần It (đều ra mắt chỉ một tuần sau ngày lễ lao động) cho thấy rằng đây không phải thời điểm quá tệ để phát hành phim. Cuối tuần lễ lao động 2022 không có bất kỳ dự án mới nào phát hành, thế nhưng năm 2023 thì đáng mong chờ với sự xuất hiện của The Equalizer 3

Nếu The Equalizer 3 thu về thành công tương tự như những phần trước thì tôi càng có thể khẳng định tuần lễ lao động không phải là một thời điểm tệ để ra mắt phim. Đúng là việc phát hành phim mới vào ngày lễ lao động gặp rất nhiều trở ngại riêng so với các cuối tuần khác, thế nhưng nếu phim đủ chất lượng, tôi tin các nhà sản xuất không phải quá lo lắng về doanh thu. Bạn có đồng ý với ý kiến của tôi? Hãy chia sẻ cho tôi biết nhé.

>>> Xem thêm: Nguồn gốc các sinh vật thần bí trong Shang-Chi

* Bài viết của SEIZEDIX chia sẻ tại box Vũ Trụ Phim Marvel

Nếu bạn là mọt phim Marvel, mê phim DC , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Shang-Chi? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Công tử Bạc Liêu: Hiện tượng sống nửa đầu thế kỉ 20

Phim Công Tử Bạc Liêu của đạo diễn Lý Minh Thắng mượn nhân vật có thật để nói về tinh thần và những khát vọng của người Việt cách đây 100 năm.

Ba người phụ nữ trong Cô dâu hào môn: Mỗi cây mỗi hoa, bà nào cũng khổ

Ba nhân vật của Lê Giang, NSND Hồng Vân và Thu Trang đều có những góc khuất khó giãi bày trong phim điện ảnh Cô dâu hào môn.

Những bậc phụ huynh hết lòng vì con cái trong phim Cô Dâu Hào Môn

Những ông bố, bà mẹ trong phim Cô dâu hào môn sẵn sàng làm mọi thứ để khiến con mình hạnh phúc. Kiều Minh Tuấn, Thu Trang, Lê Giang đã khắc họa thành công.

Chất liệu dân gian trong phim Cám: Đột phá đến từ nhân vật thằng Bờm

Phim Cám, dị bản kinh dị của Tấm Cám vận dụng thành công những chất liệu dân gian quen thuộc và gần gũi, nhưng cải biên theo hướng mới mẻ, sáng tạo hơn

Trải nghiệm độc lạ mùa Giáng sinh cùng trò chơi ma sói trong Kẻ Ăn Hồn

Trò chơi quen thuộc ma sói nay đã được mang lên màn ảnh rộng cùng Kẻ Ăn Hồn. Đừng bỏ qua bộ phim hấp dẫn này nếu bạn cũng là một tín đồ của ma sói.

Yếu tố kinh dị trong Kẻ Ăn Hồn: Đáng sợ và đậm chất phương Đông

Bộ phim điện ảnh Kẻ Ăn Hồn sử dụng nhiều chất liệu dân gian để nhấn mạnh đến yếu tố kinh dị - tâm linh, khiến khán giả cảm thấy tương đối hài lòng.