x

Đăng nhập

Comming soon...

Review phim

Âu Mỹ

Thor Love and Thunder: Ổn áp hơn cả Thor 3, spotlight thuộc về Jane

Salonpas 23:30 - 06/07/2022

Thor: Love and Thunder (Tình Yêu và Sấm Sét) là sự trở lại ngoạn mục của vị thần Sấm sau màn chia tay dài đẳng đẳng từ hồi năm 2017.

Không uổng công bao năm chờ đợi, phần phim thứ 4 về Thor đã khiến mình hài lòng vì màn phối hợp ăn ý giữa đôi “trai tài gái sắc” Chris Hemsworth và Natalie Portman, người nắm giữ vai trò chủ chốt trong bộ phim lần này.

>> Xem thêm: Thor vốn sở hữu siêu vũ khí có thể hủy diệt Celestials 

Sau khi bị Hela bóp nát, chiếc búa thần Mjolnir đã dần được hàn gắn lại những vụn vỡ và chủ nhân mới của nó lại chính là Jane Foster (Natalie Portman ) - người tình cũ của Thor. Bằng cách sở hữu bí ẩn chiếc búa đó, Jane Foster đã trở thành Mighty Thor. 

Mất búa thần Mjolnir, Thor dường như mất đi tất cả và trở nên yếu ớt. Dù được trang bị một chiếc rìu khác mang tên Stormbreaker, nhưng dĩ nhiên nó vẫn không thể mạnh mẽ bằng thứ vũ khí tối thượng kia.

Tuy nhiên, việc đó dường như không còn quan trọng bằng sự hội ngộ người yêu sau “tám năm, bảy tháng, sáu ngày” kể từ Thor: The Dark World kết thúc. Và đến đây, chàng Thor sẽ làm bất cứ điều gì để giành lại cô người yêu của mình. Sự cao thượng của Thor cũng thể hiện rõ ràng khi anh chàng không hề tức giận mà ngược lại còn tôn vinh sức mạnh của Jane khi cô ấy nắm trong tay cây búa Mjolnir - quyền hạn đáng lý ra là dành riêng cho mình. 

Vì thế bộ phim lần này đã tạo cảm giác giữa Thor và Jane không hề mang tâm lý là đối thủ của nhau, thậm chí họ còn kề vai sát cánh cùng các đồng đội siêu anh hùng khác chống lại tên siêu phản diện Gorr the God Butcher (Christian Bale), người đang có mưu đồ cho mọi vị thần trong vũ trụ “bay màu".

Sau thành công của Thor: Ragnarok, vị đạo diễn Taika Waititi đã được tin tưởng giao cho nhiệm vụ cầm trịch tiếp tục dự án Thor: Love and Thunder lần này, người từng biến Thor 3 trở thành “một bông hoa dại” trong làng Marvel vì lối vui nhộn khôn ngoan đặc trưng. 

Waititi đã hồi sinh cả dòng phim về Thor. Cách tiếp cận của vị đạo diễn với câu chuyện của Thần Sấm như cách một đứa trẻ vẽ nghệch ngoạc lên một bức tượng lớn, nhìn có vẻ đơn giản, dễ hiểu nhưng lại không ai có thể đoán được trước anh ấy sẽ làm gì tiếp theo với tác phẩm của mình. Và chỉ cần với một cái chớp mắt bạn cũng có thể bỏ lỡ những điều cần chú ý đó. Đó là điều mà Waititi đã làm thành công một lần nữa ở Thor: Love And Thunder.

Ngoài ra, cách để diễn viên tồn tại trong không gian riêng và nới lỏng các dây buộc về công thức Marvel lại làm nên những thành công đáng ngưỡng mộ của Taika Waititi. Cụ thể là ở Thor: Ragnarok, vị đạo diễn đã thoải mái tác hợp cho yêu cầu thay đổi tính chất nhân vật Thor của tài tử Chris Hemsworth. Kết quả thì đây lại là phần phim ấn tượng nhất của chàng thần Sấm sau ngần ấy năm “chào đời”.

Quay trở lại với Thor: Tình Yêu và Sấm Sét, mình nhận thấy bộ phim còn mang những yếu tố nổi bật hơn cả phần phim thành công trước đó. Nếu như ở 40 phút cuối của Thor: Ragnarok còn gây thất vọng vì sự trở lại đầy sắp đặt của công thức Marvel thì Thor: Love and Thunder lại khắc phục được nhược điểm trên khi vẫn duy trì được sự mới mẻ cho đến phút cuối.

>> Xem thêm: Thor - Love And Thunder: Những sự thật về thú vị về Valkyrie

Trái với dàn nhân vật từ Guardians Of The Galaxy xuất hiện có phần khá khiên cưỡng (kiểu có cũng được, không có cũng… chả sao), phần phim này lại có một màn giới thiệu ấn tượng về nhân vật phản diện mới của mình. Đó là Gorr the God Butcher, kẻ bắt đầu như một nạn nhân vô tội giữa cơn hạn hán, đầu trọc và mặc áo choàng đang cố gắng cứu đứa con gái nhỏ của mình trước bờ vực ra đi. Để rồi mất lòng tin vào chính vị thần của mình, mất đi đức tin - thứ giúp Gorr gồng gánh nỗ lực vượt qua khó khăn,  , hắn ta mạnh dạn tuyên bố “Đây là lời thề của tôi: Tất cả các vị thần sẽ chết.”

Không chỉ là một lời nói suông, Gorr đã bắt đầu hành động trên mọi mặt trận khiến các vị thần gặp bất trắc. Khi Thor biết chuyện cũng là lúc Gorr tìm đến Thần Sấm, và giờ đây, hắn phải chiến đấu 2 Thor - anh Thỏ nguyên bản và cô nàng Mighty Thor (mấy bạn chớ gọi là Lady Thor nha, người ta giận đó). Hành trình của song Thor (và cả Valkyrie) trong cuộc đối đầu với Gorr, chặn đứng mọi âm mưu của gã này trở nên kịch tính, cuốn hút mình nhưng không quên đầy ắp tiếng cười với mấy pha tấu hề của anh Thỏ (kiểu ảnh không hề thì đời không nể nhỉ?).   

 Nhân vật Zeus do Russell Crowe thủ vai thực sự phù hợp khi diễn tả được hình tượng vị thần tối cao, trông đầy uy quyền nhưng hề không kém gì anh Thor. Dưới mái tóc xoăn xù mì, tông giọng lạc quẻ của Crowe không khác gì những tay buôn ngoài chợ và khiến thước phim trở nên vui nhộn hơn bao giờ hết. Đặc biệt, outfit lẫn mấy màn khoe sức mạnh của thần Zéus đảm bảo sẽ khiến mấy bạn trầm trồ lẫn tức cười, vì không hiểu sao đạo diễn sáng tạo được vậy luôn á. 

Bên cạnh đó, cảnh “khoe đào” chấn động của Thor - Chris Hemsworth trong làn khói và sấm chớp kỳ ảo bởi những kỹ xảo lại thật sự giải trí một cách lạ lùng. Ôi nó hấp dẫn lắm mọi người ơi. Phim còn pha trộn giữa sự căng thẳng và tươi vui, tàn khốc nhưng lãng mạn đã nâng tầm Thor: Tình Yêu và Sấm Sét bằng cách giữ cho nó không chỉ khó đoán mà còn sống động về mặt cảm xúc.

Nếu như đạo diễn Kenneth Branagh để Jane Foster (Natalie Portman) xem Thor như tình yêu trần thế của mình, nhưng đến với phần phim thứ 4 thì Taika Waititi lại khiến cô nàng trong “ngầu” hơn hẳn. Đặt để vị trí ngang hàng cùng Thor, Jane của Portman mang đến một màn trình diễn thông minh như thủy tinh và mang nhiều ý nghĩa hình tượng.

Jane mong mỏi đoàn tụ với Thor, nhưng cô cũng bực bội vì Thor bỏ mình ở lại để đi theo những lý tưởng cao cả hơn. Dù chiếc búa ban cho Jane sức mạnh của Thor nhưng nó cũng tiềm ẩn nguy cơ khôn lường. Đó là gì thì bạn hãy tự khám phá nhé. Tất cả điều này thể hiện những mâu thuẫn chực chờ trong tâm trí nữ cường này, từ đó cô biết cách để điều phối cảm xúc cũng như lý trí của mình một cách nhịp nhàng, không để bên nào bị lấn át.

Về phần âm nhạc, nếu ở Thor: Ragnarok, Waititi từng được khen ngợi khi sử dụng ca khúc Immigrant Song với tiếng kêu gọi chiến đấu đầy mãnh liệt thì âm hưởng những bản hit lớn nhất của Guns N 'Roses xuyên suốt Love and Thunder, từ Welcome To The Jungle vui nhộn đến những thanh âm ma mị của Paradise City lại một lần nữa khiến mình ngả mũ thán phục tài nghệ dẫn dắt của vị đạo diễn lần này.

Những âm điệu như đã càng khắc họa thêm sự tỏa sáng của diễn xuất, đặc biệt là màn trình diễn của Christian Bale. Dù có thể nói nhân vật Gorr của Bale không phải là phản diện mới lạ, từ ngoại hình đến tư tưởng nhưng mình lại thấy vậy là vừa đủ, trọn vẹn. Có thể mình thích diễn xuất của Bale cũng như cách anh lột tả nội tâm của nhân vật này.

>> Xem thêm: 14 thứ Thor MCU khác với thần thoại: Phải có tóc đỏ, cưới Sif

Với mình thì bộ phim lần này còn đánh mạnh vào cảm xúc, nhất là cách mà đạo diễn đã để 2 Thor có thể đến với nhau và cùng nhau xây dựng một tình yêu gắn liền với nhiệm vụ mang tầm cỡ vũ trụ. Dù motif khá giống cổ tích nhưng nó lại được lý giải hợp tình hợp lý nên dường như đây không phải vấn đề quá lớn.

Và những điều đó chính là lời khẳng định cho việc Taika Waititi sinh ra là để dành cho Thor, cho những kịch bản trọn vẹn về Thần Sấm. Hiển nhiên, lỡ coi phim Marvel thì đừng có vội về sớm nha, vì có 2 after-credit của Thor: Tình Yêu và Sấm Sét đủ khiến mấy bạn “ồ quao” đó nhé. Nói tới khoản đoạn phim “tặng kèm” để níu giữ người xem ở lại đọc hết cái credit hàng nghìn người đã góp công tạo nên bộ phim, mình nhớ hoài mấy cú troll của những phim Marvel trước đây. Nhưng yên tâm nhá, after-credit của Thor: Love and Thunder chất lượng cả đôi, không uổng công ngồi đợi gần 10 phút đâu nà.

* Bài viết của Salonpas chia sẻ tại box Mọt phim Review

Nếu bạn là người đam mê Phim Âu Mỹ và loạt tác phẩm Marvel , mời bạn bấm vào đây để đăng bài trao đổi bàn luận cùng mọi người.

Bạn cần tìm thông tin dữ liệu và đọc review về phim Thor: Love and Thunder (Tình Yêu Và Sấm Sét)? Hãy truy cập vào DAN Wiki để có tất tần tật những nội dung bạn cần đấy: bấm vào đây

Facebook - bình luận

Bài Cùng chuyên mục

Quỷ Ăn Tạng (Tee Yod): Vẫn giữ được sự rùng rợn của nguyên tác

Nga Cao

Nga Cao

Quỷ Ăn Tạng xứng danh là bộ phim kinh dị "nặng đô" đạt doanh thu cao nhất tại "Xứ Chùa Vàng", phim vẫn giữ được những điều cốt lõi của câu chuyện nguyên tác.

Quỷ Cẩu: Truyền tải được nhiều thông điệp nhưng làm kỹ xảo chưa tốt

Lindo

Lindo

Quỷ Cẩu có nội dung chỉn chu, quy tụ dàn diễn viên thực lực của cả hai miền Nam - Bắc nhưng phần hiệu ưng, kỹ xảo của phim được làm chưa thực sự tốt.

Một Mình Vẫn Ổn't: Tình đầu tan chảy chậm rãi với nhiều dư vị

Nga Cao

Nga Cao

Bộ phim gây ấn tượng với cốt truyện đơn giản nhưng gởi gắm nhiều thông điệp sâu sắc cùng hương vị tình đầu tan chảy chậm rãi trong từng thước phim.

Đế chế Napoleon: Thiên sử thi hoành tráng nhưng còn nhiều thiếu sót

Nga Cao

Nga Cao

Joaquin Phoenix đầy mê hoặc khi hóa thân thành hoàng đế nước Pháp lừng danh trong siêu phẩm của Ridley Scott - Đế chế Napoleon.

Cô giáo em là số một: Thiện chiến thắng ác trong môi trường học đường

Nga Cao

Nga Cao

Cô Giáo Em là Số 1 - Brave Citizen: Quá trình “thực hiện công lý” của cô giáo trung học mang đến cho khán giả những cảm xúc sảng khoái và dễ chịu.

Yêu Lại Vợ Ngầu: Tiếng cười cũ kĩ, Kang Ha Neul là điểm cộng

Nga Cao

Nga Cao

Câu chuyện phim Yêu Lại Vợ Ngầu đem lại tiếng cười đơn giản và gần gũi với người xem, dù vẫn còn nhiều lỗ hổng trong kịch bản.